Bài viết đánh giá thực trạng các mặt tồn tại của mô hình hợp tác xã (HTX) trong thời gian qua là: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; công tác quản lý Nhà nước đối với HTX còn nhiều hạn chế, chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng. Bài viết cũng đã tìm ra những nguyên nhân của các mặt còn tồn tại đó, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình HTX nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. | Giải pháp phát triển . . . Kinh tế - Kỹ thuật GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Kế Tuấn*, Đào Thanh Cần** TÓM TẮT Việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nhất là các hợp tác xã (HTX) trong nông nghiệp là xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) và xây dựng nông thôn mới. Bài viết đánh giá thực trạng các mặt tồn tại của mô hình HTX trong thời gian qua là: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; Công tác quản lý Nhà nước đối với HTX còn nhiều hạn chế, chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng; Năng lực nội tại của HTX còn yếu, phát triển không ổn định. Số lượng HTX yếu kém và không hoạt động còn chiếm tỷ lệ khá cao; Tài sản và vốn quỹ của HTX còn ít; KTTT phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Bài viết cũng đã tìm ra những nguyên nhân của các mặt còn tồn tại đó, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình HTX nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. Từ khóa : Hợp tác xã, nông nghiệp, Kiên Giang, kinh tế tập thể. SOLUTIONS TO DEVELOP COOPERATIVE ECONOMICS IN AGRICULTURE IN KIEN GIANG PROVINCE IN THE PRESENT TIME ABSTRAC The consolidation and development of collective economics, especially cooperatives in agricultural sector is an indispensable developmental trend in this present time. It partly contributes to the nation’s social – economic development in the process of industrialization and modernization and to building new rural areas. This paper evaluates the real existences of cooperative models in the past years: some governmental and local authorities have not grasped thoroughly the viewpoints, campaigns and policies of the Communist Party and government in the development and growth