Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright: Chương 10 - Giá trị kinh tế của hàng hóa ngoại thương và giá trị kinh tế của ngoại tệ

Trong chương này trình bày phân biệt hàng ngoại thương và phi ngoại thương, ước tính lợi ích kinh tế từ hàng hóa ngoại thương đầu ra và chi phí kinh tế của hàng hóa ngoại thương đầu vào. Mời các bạn tham khảo! | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2004-2005 Thẩm định đầu tư phát triển Bài đọc Sách hướng dẫn Chương 10. Giá trị kinh tế của hàng hóa ngoại thương và giá trị kinh tế của ngoại tệ Chương Mười GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA HÀNG NGOẠI THƯƠNG VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA NGOẠI TỆ GIỚI THIỆU Việc xác định giá trị kinh tế của nhập lượng và sản phẩm như đã trình bày trong Chương Chín dựa vào giá trị của giá cung, hay là chi phí nguồn lực sản xuất (Ps), và giá cầu, hay là mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng (Pd). Giá kinh tế được ước tính bằng bình quân gia quyền của hai giá này cho hàng hóa hay dịch vụ, trong đó các trọng số là tỷ lệ hàng hóa do dự án mua hoặc bán tương ứng với (a) lượng cung tăng thêm và (b) lượng cầu của các nhà sản xuất khác bị dự án chiếm chỗ. Tổng hai trọng số này phải bằng một. Mối quan hệ này có thể được biểu diễn bằng phương trình (10-1): (10-1) s s d d Giá trị kinh tế/đơn vị hàng hóa = W Pi + W Pi Trong đó Ws là lượng cầu tăng thêm được đáp ứng bởi lượng cung tăng thêm, và Wd là lượng cầu bị dự án chiếm chỗ. Tuy nhiên đối với phần lớn hàng hóa, tác động cuối cùng của cầu hay việc sản xuất hàng hóa của dự án là nhằm thay đổi số lượng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Những hàng hóa như vậy được gọi là hàng ngoại thương. Đối với hàng hóa này, giá kinh tế của một nhập lượng hay một sản phẩm được xác định hoàn toàn bởi chi phí kinh tế của các nguồn lực sản xuất ra nó, và chi phí này được đo lường bởi giá cung (Ps). Cho nên trong những trường hợp như vậy, trọng số (Ws) áp dụng cho giá cung của hàng hóa sẽ bằng 1, trong khi trọng số cho giá cầu (Wd) hay giá mà người tiêu thụ sẵn sàng trả thì bằng 0. Về mặt lý thuyết, bất cứ tác động nào của dự án lên cung hay cầu của hàng ngoại thương sẽ không làm thay đổi số lượng tiêu thụ nội địa của những hàng hóa đó. PHÂN BIỆT HÀNG NGOẠI THƯƠNG VÀ PHI NGOẠI THƯƠNG Để xác định nhóm hàng hoá mà ta gọi là hàng ngoại thương, ta phải hiểu được mối quan hệ giữa các cách thức phân loại hàng hoá

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    65    2    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.