Nội dung bài viết nhằm đánh giá việc tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam từ góc nhìn lịch sử và logic, tái cơ cấu nền kinh tế nhìn từ quan điểm lịch sử - lô gíc giúp chúng ta hiểu rõ hơn lô gíc vận động của các nền kinh tế trong quá trình tự điều chỉnh để tìm cho mình động lực phát triển mới. Tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào vai trò quản lý nền kinh tế của nhà nước. | Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ VÀ LOGIC Đoàn Thế Hùng* TÓM TẮT Tái cơ cấu nền kinh tế nhìn từ quan điểm lịch sử - lô gíc giúp chúng ta hiểu rõ hơn lô gíc vận động của các nền kinh tế trong quá trình tự điều chỉnh để tìm cho mình động lực phát triển mới. Tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào vai trò quản lý nền kinh tế của nhà nước. Trong đó chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước luôn đổi mới có hệ thống theo định hướng của mô hình tăng trưởng, phát triển chính sách khoa học và công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời hoàn thiện thị trường và các các chỉ tiêu kinh tế phải được đổi mới theo yêu cầu của mô hình tăng trưởng xanh, giải quyết anh sinh xã hội và phát triển bền vững. Từ khoá: Tái cơ cấu, nền kinh tế, Việt Nam, lịch sử, logic RESTRUCTURING PROCESS IN VIETNAM ECONOMY TODAY VIEW FROM HISTORY BETWEEN UNITY AND LOGICAL ABSTRACT Restructuring the economy from the historical point of view - logic help us better understand the logic of the movement in the economy to adjust to their new development dynamics. Economic Restructuring in Vietnam now mainly focused on the regulatory role of the state economy. In the macroeconomic policy of the state innovation system oriented growth model, the development of science and technology policy, establishing intellectual property rights, while improving market and economic criteria have to be renewed at the request of the green growth model, his resolve social and sustainable development. Key Word: Restructuring, economy, VietNam, history, logic * TS. GVC. Trường Đại học Quy Nhơn 120 Tái cơ cấu . . . 1. Đặt vấn đề Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản sản Việt Nam (tháng 4-2001) đã đề ra chủ trương “Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người” (1). Tháng .