Quan niệm về trạng ngữ trong các sách vở ngôn ngữ học tiếng Việt (phần 2)

Trong giới Việt ngữ học, việc phân định phạm vi cũng như tiêu chí nhận diện trạng ngữ là một vấn đề khá phức tạp và các tác giả đều có kiến giải rất khác nhau. Điều này được thể hiện qua sự khác biệt về quan niệm, tiêu chí nhận diện, phân loại của các nhà nghiên cứu. Bài viết sẽ tóm tắt quan niệm của các nhà Việt ngữ học dựa trên những tài liệu mà chúng tôi hiện có được. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 11 - 2018 ISSN 2354-1482 QUAN NIỆM VỀ TRẠNG NGỮ TRONG CÁC SÁCH VỞ NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG VIỆT (PHẦN 2) Đào Mạnh Toàn1 Lê Hồng Chào1 TÓM TẮT Cùng với chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ thuật ngữ “trạng ngữ” là một thuật ngữ rất quen thuộc trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, nhưng vạch rõ phạm vi của trạng ngữ cũng như nêu được các tiêu chí để nhận diện nó không phải là công việc dễ dàng. Trong giới Việt ngữ học, việc phân định phạm vi cũng như tiêu chí nhận diện trạng ngữ là một vấn đề khá phức tạp và các tác giả đều có kiến giải rất khác nhau. Điều này được thể hiện qua sự khác biệt về quan niệm, tiêu chí nhận diện, phân loại của các nhà nghiên cứu. Bài viết sẽ tóm tắt quan niệm của các nhà Việt ngữ học dựa trên những tài liệu mà chúng tôi hiện có được. Từ khóa: Trạng ngữ, thành phần phụ (Tiếp theo phần 1) Bùi Đức Tịnh (1995) [1, tr. 339 346], Văn phạm Việt Nam dùng thuật ngữ bổ túc ngữ thay cho tên gọi trạng ngữ. Trong một mệnh đề đơn độc, có thể có ba loại bổ túc ngữ: a) bổ túc ngữ của danh từ; b) bổ túc ngữ của tĩnh từ; c) bổ túc ngữ động từ, nhưng đối với bổ túc ngữ của động từ có thể phân biệt thành bốn loại: bổ túc ngữ thuộc động; bổ túc ngữ can động; bổ túc ngữ chủ động và bổ túc ngữ chỉ hoàn cảnh. Trong bổ túc ngữ chỉ hoàn cảnh, tác giả còn phân thành các loại như sau: 1) bổ túc ngữ chỉ vị trí; 2) bổ túc ngữ chỉ thời gian; 3) bổ túc ngữ chỉ duyên cớ; 4) bổ túc ngữ chỉ mục đích; 5) bổ túc ngữ chỉ sự đối chọi và giới hạn; 6) bổ túc ngữ chỉ nguyên liệu và phương tiện; 7) bổ túc ngữ chỉ phương hướng. Theo tác giả, đối với các bổ túc ngữ chỉ hoàn cảnh thường được những giới từ nối lại với động từ. Nhưng riêng về Trường Đại học Đồng Nai Email: các bổ túc ngữ chỉ thời gian và vị trí nhiều khi ta không cần giới từ. Trong những trường hợp ấy, cần để ý để khỏi lẫn lộn các bổ túc ngữ này với bổ túc ngữ thuộc động. Bùi Tất Tươm (1997) [2, tr. 231 236], Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, trạng ngữ của câu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.