Mục tiêu của nghiên cứu là tích hợp các lớp nhân tố sinh thái ảnh hưởng thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số trong GIS để thiết lập bản đồ phù hợp cho loài cây Sến trung ở tỉnh Thừa Thiên Huế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(1) - 2019 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP SINH THÁI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, QUY HOẠCH LOÀI CÂY SẾN TRUNG (HOMALIUM CEYLANICUM (GARDNER) BENTH.) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Vũ Đức Bình1,2*, Nguyễn Văn Lợi2, Nguyễn Thị Thanh Nga1, Lê Công Định1 1 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ; 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế *Liên hệ email: vuducbinhbtb@ TÓM TẮT Xác định vùng đất phù hợp cho loài cây Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững loài cây này tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của nghiên cứu là tích hợp các lớp nhân tố sinh thái ảnh hưởng thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số trong GIS để thiết lập bản đồ phù hợp cho loài cây Sến trung ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã sử dụng tiến trình phân tích thứ bậc mờ FAHP (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của các nhân tố sinh thái cùng với kết quả phân loại tư liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI chụp tháng 9 năm 2017 và số liệu điều tra trên thực địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất được đánh giá phù hợp cho loài cây Sến trung là ha (chiếm 42,9%). Diện tích đề xuất quy hoạch vùng trồng mới là ha (chiếm 18,25%), làm giàu rừng ha (chiếm 16,35%) và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, quản lý bảo vệ rừng là ha (chiếm 8,31%). Từ khóa: FAHP, GIS, Sến trung, Thừa Thiên Huế. Nhận bài: 2/10/2018 Hoàn thành phản biện: 28/11/2018 Chấp nhận bài: 10/12/2018 1. MỞ ĐẦU Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ có tổng diện tích tự nhiên là ha, trong đó diện tích có rừng là ha (rừng tự nhiên chiếm 68,04%; rừng trồng chiếm 31,96 %), độ che phủ của tỉnh đạt 57,32 % (Bộ NN&PTNT, 2018). Đây là một trong những địa phương có tài nguyên sinh vật đa dạng cao của Việt Nam và khu vực. Về thực vật, tỉnh có loài thực vật, thuộc 283 họ; trong đó có 122 loài có tên trong sách đỏ .