Sức khoẻ tâm lí của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hà Nội

Nghiên cứu này nhằm khảo sát thực trạng sức khỏe tâm lí, cụ thể là những khó khăn tâm lí của học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tại Hà Nội trong 6 lĩnh vực: học tập, phát triển tâm sinh lí, giao tiếp với bạn bè, giao tiếp với thầy cô, giao tiếp với người thân và hướng nghiệp. Đồng thời phân tích kết quả thực trạng trong mối liên quan với giới tính, học lực, khối lớp và tình trạng kinh tế gia đình. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 1, pp. 91-98 This paper is available online at SỨC KHOẺ TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HÀ NỘI Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Nhân Ái Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm khảo sát thực trạng sức khoẻ tâm lí, cụ thể là những khó khăn tâm lí của học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tại Hà Nội trong 6 lĩnh vực: học tập, phát triển tâm sinh lí, giao tiếp với bạn bè, giao tiếp với thầy cô, giao tiếp với người thân và hướng nghiệp. Đồng tời phân tích kết quả thực trạng trong mối liên quan với giới tính, học lực, khối lớp và tình trạng kinh tế gia đình. Từ khóa: Sức khoẻ tâm lí, khó khăn tâm lí, học sinh, trung học cơ sở, trung học phổ thông. 1. Mở đầu Một cá nhân nếu chỉ có sức khoẻ thể chất tốt mà sức khoẻ tâm lí không ổn thì cũng không thể coi cá nhân đó là khoẻ mạnh hoàn toàn. Sức khoẻ tâm lí (hay còn gọi là sức khoẻ tâm thần) là một phần không thể thiếu khi nói về sự khoẻ mạnh toàn diện của một con người. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng “sức khoẻ tâm lí là trạng thái lành mạnh mà trong đó cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, và có thể tạo ra những đóng góp cho chính cộng đồng của mình”(Dẫn theo Đặng Hoàng Minh, 2013, ). Theo từ điển Tâm lí học “sức khoẻ tâm lí là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm lí, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường” (Vũ Dũng, 2008, ). Trên thế giới, ở nhiều nước đã thực hiện những nghiên cứu lớn về sức khỏe tâm lí ở lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Tại Nhật, nghiên cứu trên trẻ em 12-15 tuổi cho thấy có 15% trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm lí. Tỉ lệ này ở Đức là 20,7%. Ở Mĩ tỉ lệ trẻ em 9-17 tuổi gặp các vấn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
463    18    1    23-11-2024
272    19    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.