Bằng kỹ thuật ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI), các kết quả xét nghiệm kháng thể huyết thanh thu từ chó nuôi tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2017 chỉ ra rằng đợt tiêm vaccine dại định kỳ tại địa bàn trong vụ đầu năm 2017 tạo tỷ lệ chó có kháng thể thấp dưới mức mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia khống chế bệnh dại hiện hành và tỷ lệ chó được bảo hộ quá thấp so với mức thực nghiệm được cho là đủ để ngăn chặn dịch. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(1) - 2019 ĐÁNH GIÁ MIỄN DỊCH VÀ CẢM NHIỄM VIRUS DẠI TRÊN CHÓ NUÔI TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH BẰNG KỸ THUẬT HI VÀ SSDHI Lê Duy Báu1, Phạm Thị Yến Hoa2, Lê Thị Ngọc Khánh2, Phạm Hồng Sơn2* 1 Chi cục Thú Y Vùng 3, Cục Thú y; 2Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: sonphdhnl@ * TÓM TẮT Bằng kỹ thuật ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI), các kết quả xét nghiệm kháng thể huyết thanh thu từ chó nuôi tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2017 chỉ ra rằng đợt tiêm vaccine dại định kỳ tại địa bàn trong vụ đầu năm 2017 tạo tỷ lệ chó có kháng thể thấp dưới mức mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia khống chế bệnh dại hiện hành và tỷ lệ chó được bảo hộ quá thấp so với mức thực nghiệm được cho là đủ để ngăn chặn dịch. Xét nghiệm HI cũng cho thấy tiêm khảo sát vaccine được chỉ định tại địa bàn đã gây đáp ứng miễn dịch tốt ở chó, nâng tỷ lệ chó có kháng thể từ 40% lên 99,17% (P~0), tỷ lệ bảo hộ từ 29,58% lên 77,9% (P~0), tương ứng cường độ miễn dịch từ 3,54 HI lên 18 HI. Đồng thời, xét nghiệm bằng kỹ thuật SSDHI phát hiện virus dại trong nước bọt đã cho thấy 3 trong số 240 chó ở đợt trước tiêm khảo sát (1,25%) mang virus dại, nhưng không phát hiện được chó dương tính trong số chó đã được tiêm vaccine dại được chỉ định sử dụng sau khi đã giết hủy những chó mang trùng. Từ kết quả nghiên cứu đó, đề nghị cần có chương trình nghiên cứu thẩm định chất lượng vaccine và tiêm phòng dại, xét nghiệm virus dại và giết hủy chó mang virus. Từ khóa: bệnh dại, chó, HI, SSDHI, vaccine. Nhận bài: 06/12/2018 Hoàn thành phản biện: 25/01/2019 Chấp nhận bài: 30/01/2019 1. MỞ ĐẦU Bệnh dại gây chết người, “nhiều năm về trước bệnh dại là một nỗi kinh hoàng của nhân dân nhiều nơi khắp nước ta” (Nguyễn Bá Huệ, 2005), lây sang người chủ yếu là từ vết cắn của chó mang virus dại (Nguyễn Vĩnh Phước và cs., 1978), nhưng là bệnh lây có thể phòng được bằng tiêm vaccine phòng dại nếu thực hiện tiêm vaccine .