Bài viết tập trung nghiên cứu các quan điểm về đạo làm người được thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, bao gồm: Triết lí sống có đạo đức, hướng thiện; phê phán, lên án và tránh xa cái ác; đồng thời, đề cao tình cảm, lương tâm, trách nhiệm của con người. Ca dao, tục ngữ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan, dạy con người cách ứng xử trong cuộc sống như: Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn, hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Đó là những triết lí về đạo làm người được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống của ông cha ta, để lại những bài học sâu sắc cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 70 Quan điểm về đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam Lê Đức Thọ Khoa Cơ bản, Cao đẳng Nghề Đà Nẵng ductho@ Tóm tắt Bài viết tập trung nghiên cứu các quan điểm về đạo làm người được thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, bao gồm: triết lí sống có đạo đức, hướng thiện; phê phán, lên án và tránh xa cái ác; đồng thời, đề cao tình cảm, lương tâm, trách nhiệm của con người. Ca dao, tục ngữ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan, dạy con người cách ứng xử trong cuộc sống như: ―Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn‖, hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Đó là những triết lí về đạo làm người được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống của ông cha ta, để lại những bài học sâu sắc cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. ® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU 1 Nêu vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ví ca dao, tục ngữ Việt Nam là ―những hòn ngọc quý‖ [1 , bởi vì, đó là một kho tàng đầy ắp những kinh nghiệm của dân tộc, được hun đúc, tạo dựng bởi những người bình dân, những người lao động bình thường đầy chất nghệ sĩ. Đạo làm người là một trong những nội dung cơ bản và xuyên suốt được thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ca dao, tục ngữ chứa đựng những tinh hoa ứng xử, những quan niệm nhân văn về lối sống, lẽ sống, về những phẩm chất quý giá của con người, đưa ra những lời khuyên bổ ích về mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đó đều là những lời khuyên đúng, được đúc rút từ cuộc sống thực tế nên có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Vì vậy, nghiên cứu quan điểm về đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam để rút ra ý nghĩa của nó trong cuộc sống hiện nay là việc làm cần thiết. 2 Nội dung quan điểm về đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam Ca dao thuộc về loại văn chương truyền khẩu, có lời văn nhất định, thường là bài thơ ngắn và làm theo thể lục bát [2]. Ca dao là những câu hát tiếng hò, có vần, có nhịp. Có lẽ lúc đầu, ca dao dùng để diễn xướng trong các buổi tế lễ thần linh, rồi dần dà dùng trong các việc lao tác, vừa hát .