Dựa trên cơ sở của những số liệu quan trắc mưa có sẵn trong lưu vực, nghiên cứu tiến hành tính toán để đánh giá mức độ tương quan giữa các trạm mưa trên lưu vực. Nghiên cứu áp dụng phương pháp kringing để tính toán thiết kế mạng lưới trạm đo mưa tiêu chuẩn cho lưu vực sông Ba. Phương pháp kriging đánh giá mức độ tương quan của số liệu mưa giữa các vị trí trong vùng nghiên cứu thông qua một đại lượng toán học được gọi là hệ số tương quan. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO MƯA TRÊN LƯU VỰC SÔNG BA BẰNG PHƯƠNG PHÁP KRIGING Nguyễn Văn Hiếu1 Tóm tắt: Dựa trên cơ sở của những số liệu quan trắc mưa có sẵn trong lưu vực, nghiên cứu tiến hành tính toán để đánh giá mức độ tương quan giữa các trạm mưa trên lưu vực. Nghiên cứu áp dụng phương pháp Kringing để tính toán thiết kế mạng lưới trạm đo mưa tiêu chuẩn cho lưu vực sông Ba. Phương pháp Krigingđánh giá mức độ tương quan của số liệu mưa giữa các vị trí trong vùng nghiên cứu thông qua một đại lượng toán học được gọi là hệ số tương quan. Số liệu mưa ngày thu thập được của 15 trạm đo mưa đang hoạt động trên lưu vực được sử dụng để tính toán hệ số tương quan giữa tổ hợp hai trạm bất kỳ nhằm đánh giá mức độ tương quan của số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy số trạm cần thêm trên lưu vực sông Ba là 12 - 15 với 22 trạm hiện đang hoạt động đo mưa, trong đó có 7 trạm khí tượng, 5 trạm thuỷ văn và 10 điểm đo mưa nhân dân nâng tổng số trạm cần có là 34 - 37 trạm trên toàn lưu vực. Từ khóa: Mạng trạm, trạm quan trắc mưa, phương pháp Kringing. Ban Biên tập nhận bài: 08/01/2018 Ngày phản biện xong: 12/02/2018 1. Đặt vấn đề Hiện tại trạm quan trắc mưa nước ta còn thiếu về số lượng và phân bố chưa đều theo lãnh thổ, theo các vùng khí hậu và các vùng sinh thái, dẫn đến việc theo dõi sự biến đổi khí hậu, nhất là những biến đổi dị thường của tự nhiên còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là số lượng trạm chưa đủ, phân bố không đều, thiết bị và công nghệ hiện đại còn ít, chưa đồng bộ. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn hiện nay chủ yếu là các trạm có quan trắc viên, thực hiện việc quan trắc mưa theo công nghệ quan trắc thủ công truyền thống. Công nghệ tự động đo và truyền số liệu thời gian thực về các trung tâm lưu trữ, xử lý số liệu còn hạn chế. Mưa là yếu tố khí tượng thay đổi rất mạnh theo không gian nên mật độ điểm đo mưa hiện tại là quá thưa so với yêu cầu. Mặt khác, có sự khác biệt khá lớn về mật độ phân bố các điểm đo mưa