Trong nghiên cứu này, mô hình được sử dụng để đánh giá tác động của bụi lên nhiệt độ khu vực Việt Nam và lân cận. Thời gian mô phỏng gồm 10 năm từ 01/01/1991 đến 01/01/2001 trên miền tính từ 150S đến 400N và 750E đến 1350E với độ phân giải 36 km trong hai trường hợp có bụi và không bụi. Mời các bạn cung tham khảo bài viết để nắm thêm chi tiết nội dung. | BÀI BÁO KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA BỤI ĐẾN NHIỆT ĐỘ TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM VÀ LÂN CẬN Lê Thị Thu Hằng1, Phan Văn Tân2, Bùi Thị Tuyết1 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, mô hình được sử dụng để đánh giá tác động của bụi lên nhiệt độ khu vực Việt Nam và lân cận. Thời gian mô phỏng gồm 10 năm từ 01/01/1991 đến 01/01/2001 trên miền tính từ 150S đến 400N và 750E đến 1350E với độ phân giải 36 km trong hai trường hợp có bụi và không bụi. Sự khác nhau của hai thí nghiệm chỉ ra tác động của bụi lên nhiệt độ. Bụi làm giảm nhiệt độ khu vực. Nồng độ bụi lớn nhất vào mùa xuân là khoảng thời gian xảy ra nhiều bão bụi nhất trên khu vực Đông Á và đạt cực tiểu vào mùa mưa do bụi bị ngấm nước và rơi xuống về mặt. Khu vực nào nồng độ bụi lớn thì nhiệt độ giảm mạnh. Trên Việt Nam giá trị nồng độ bụi lớn nhất ở phía Bắc và giảm dần từ Bắc vào Nam. Hệ số tương quan giữa nồng độ bụi và nhiệt độ T2m có giá trị âm tất cả các tháng trong năm, dao động từ -0,63 đến -0,78. Từ khóa: Bụi, RegCM, Việt Nam, Nhiệt độ. Ban Biên tập nhận bài: 26/3/2018 Ngày phản biện xong: 12/4/2018 1. Mở đầu Xon khí khí quyển là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến cân bằng bức xạ trên Trái đất dotác động trực tiếp và tác động gián tiếp. Tác động trực tiếp là sự phản xạ hoặc hấp thụ bức xạ mặt trời của xon khí [11], còn tác động gián tiếp là quá trình trong đó xon khí đóng vai trò như hạt nhân ngưng kết (CCN) hình thànhmây có kích thước hạt nhỏ dẫn tới kéo dài “tuổi thọ” của mây mà hệ quả là tăng albedo và mưa có thể bị trì hoãn [1,12]. Xon khí bao gồm các hạt muối từ đại dương, các hạt bụi khoáng do gió đưa lên, bụinúi lửa, thực vật, chất thải công nghiệp (khói, bụi ) [2]. Bụi là một trong những nhân tố đóng góp chính củađộ dày quang học xon khí (Aerosol optical depth - AOD) đặc biệt ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới [8]. Bụi có nguồn gốc chủ yếu từ các vùng sa mạc, bán sa mạc, những vùng khô hạn nơi thảm thực vật bị suy giảm hoặc những nơi bề mặt đất bị xáo trộn bởi hoạt động của con người. Ngoài ra