Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động đường bờ sông Tiền và sông Hậu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá diễn biến đường bờ khu vực sông Tiền và sông Hậu giai đoạn 1989-2014 bằng phương pháp viễn thám. Trong nghiên cứu này, phương pháp tỷ lệ kênh ảnh MNDWI được sử dụng để phân loại đường bờ dựa vào ảnh Landsat đa thời gian giai đoạn 1989-2014 và công cụ DSAS để tính toán tốc độ biến động đường bờ trong giai đoạn này. | BÀI BÁO KHOA HỌC ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ SÔNG TIỀN VÀ SÔNG HẬU Hồ Nguyễn Như Quỳnh1, Đào Nguyên Khôi1, Huỳnh Công Hoài2, Nguyễn Thị Bảy2 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá diễn biến đường bờ khu vực sông Tiền và sông Hậu giai đoạn 1989 - 2014 bằng phương pháp viễn thám. Trong nghiên cứu này, phương pháp tỷ lệ kênh ảnh MNDWI được sử dụng để phân loại đường bờ dựa vào ảnh Landsat đa thời gian giai đoạn 1989-2014 và công cụ DSAS để tính toán tốc độ biến động đường bờ trong giai đoạn này. Kết quả cho thấy diễn biến đường bờ 1989 đến 2014 ở khu vực nghiên cứu có cả xu thế bồi lắng và xói lở, trong đó sông Tiền xói lở nhiều hơn sông Hậu và bồi tụ mạnh ở khu vực cửa sông. Tốc độ thay đổi đường bờ trung bình hàng năm giai đoạn 1989 - 2014 là -0,2 m/năm cho khu vực sông Tiền, 0,5 m/năm cho sông Hậu, -0,4 m/năm cho sông Hàm Luông, -0,5 m/năm cho sông Cổ Chiên, và 0,3 m/năm cho Cửa Đại và 0,1/năm cho Cửa Tiểu. Từ khóa: Đường bờ, sông Cửu Long, MNDWI, GIS, viễn thám. Ban Biên tập nhận bài: 22/4/2018 1. Đặt vấn đề Ngày phản biện xong: 14/5/2018 Sông Cửu Long (ĐBSCL) là tên gọi phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam của sông Mê Kông. Đây là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam. Với chiều dài khoảng 230 km tính từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới Biển Đông, sông Cửu Long bao gồm hai nhánh chính: Sông Tiền và Sông Hậu. Với hệ thống sông và kênh rạch dày đặc đã tạo nên một lợi thế vô cùng lớn để phát tiển kinh tế và xã hội cho các tỉnh ở ĐBSCL như sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt, rửa phèn, cung cấp vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch sinh thái, Chính vì vậy sông Cửu Long có ý nghĩa rất quan trọng với toàn bộ Đồng bằng Nam Bộ. Bên cạnh những lợi thế to lớn mà sông Cửu Long mang lại thì còn tồn tại những vấn đề khó khăn đang xảy ra, điển hình là vấn đề bồi lắng xói lở. Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT (2017) [1], ĐBSCL có 562 điểm với tổng số 786 km sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, có 55 điểm, với 173 km

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.