Ngôn ngữ và sự đổi mới của văn học Trung Quốc đầu thế kỉ xx

Đổi mới ngôn ngữ không chỉ có ý nghĩa làm nên diện mạo của nền văn học hiện đại, mà còn đóng góp một phần rất lớn vào công cuộc cách tân vĩ đại của xã hội Trung Quốc buổi đầu thế kỉ XX. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích quan điểm đổi mới ngôn ngữ đã tác động sâu sắc như thế nào tới văn học hiện đại Trung Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 3-11 This paper is available online at DOI: NGÔN NGỮ VÀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA VĂN HỌC TRUNG QUỐC ĐẦU THẾ KỈ XX Nguyễn Thị Mai Chanh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nói tới quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX không thể không nói tới vấn đề đổi mới ngôn ngữ. Ngôn ngữ đã góp phần đắc lực vào việc đưa nền văn học Trung Quốc dần thoát khỏi phạm trù trung đại, hội nhập vào quá trình phát triển của văn học thế giới. Đổi mới ngôn ngữ không chỉ có ý nghĩa làm nên diện mạo của nền văn học hiện đại, mà còn đóng góp một phần rất lớn vào công cuộc cách tân vĩ đại của xã hội Trung Quốc buổi đầu thế kỉ XX. Nền văn học mới Trung Quốc chính là nền văn học chủ yếu được viết bằng ngôn ngữ nói, dùng thuật ngữ của chính Trung Quốc thì đó là nền văn học được viết bằng “bạch thoại” thay thế cho “văn ngôn” sử dụng trong hơn ngàn năm quá khứ. Dùng thuật ngữ quốc tế, chúng ta có thể nói nền văn học mới này chính là nền văn học của sinh ngữ (Living Language) thay thế cho việc viết bằng thứ ngôn ngữ duy trì trên sách vở từ thời cổ đại - tử ngữ (Dead Language). Bài viết này sẽ đi sâu phân tích quan điểm đổi mới ngôn ngữ đã tác động sâu sắc như thế nào tới văn học hiện đại Trung Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX. Từ khóa: Ngôn ngữ, văn học hiện đại, Trung Quốc, đổi mới văn học, đổi mới ngôn ngữ. 1. Mở đầu Lịch sử văn học từ góc độ nào đó mà nói cũng chính là lịch sử của những biến thiên ngôn ngữ. Bởi vậy, quan hệ giữa cải cách ngôn ngữ và sự phát triển của một nền văn học là đề tài cần được chú ý nghiên cứu. Hơn bất cứ nền văn học nào trên thế giới, văn học Trung Quốc trong bước chuyển mình từ giai đoạn cận đại sang hiện đại nói chung, thời kì trước và sau cuộc vận động Ngũ Tứ nói riêng, là một dẫn chứng tập trung cho thấy cuộc tương tác vĩ đại giữa cải cách ngôn ngữ và chuyển đổi to lớn của cả nền văn học. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.