Hình thành quốc gia - dân tộc ở Nhật Bản thời cận đại tiếp cận từ chính sách văn hóa - nghệ thuật

Trên cơ sở khảo cứu các tài liệu nghiên cứu và sử liệu đương thời, bài viết phân tích những thành công và hạn chế trong chính sách văn hóa - nghệ thuật của chính quyền Meiji trên các phương diện giáo hóa tư tưởng quốc dân, tái cấu trúc văn hóa truyền thống, cải thiện hình ảnh của Nhật Bản và vị trí của văn hóa - nghệ thuật trong nhận thức về dân quyền. Từ góc nhìn này, tác giả bài viết mong muốn đóng góp thêm một số hiểu biết và nhận thức về quá trình hình thành những nền tảng cơ bản của “quốc gia - dân tộc” trong cận đại hóa Nhật Bản thời Meiji. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 72-79 This paper is available online at DOI: HÌNH THÀNH QUỐC GIA – DÂN TỘC Ở NHẬT BẢN THỜI CẬN ĐẠI TIẾP CẬN TỪ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Nguyễn Dương Đỗ Quyên Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Xây dựng “quốc gia - dân tộc” là một chủ trương quyết liệt của chính quyền Nhật Bản thời cận đại trên cơ sở du nhập các hệ thống tư tưởng và học thuyết chính trị của phương Tây. Trên cơ sở khảo cứu các tài liệu nghiên cứu và sử liệu đương thời, bài viết phân tích những thành công và hạn chế trong chính sách văn hóa - nghệ thuật của chính quyền Meiji trên các phương diện giáo hóa tư tưởng quốc dân, tái cấu trúc văn hóa truyền thống, cải thiện hình ảnh của Nhật Bản và vị trí của văn hoá - nghệ thuật trong nhận thức về dân quyền. Từ góc nhìn này, tác giả bài viết mong muốn đóng góp thêm một số hiểu biết và nhận thức về quá trình hình thành những nền tảng cơ bản của “quốc gia - dân tộc” trong cận đại hóa Nhật Bản thời Meiji. Từ khóa: Nhật Bản, Quốc gia - dân tộc, Thời Meiji, Cận đại hóa, Chính sách Văn hóa - Nghệ thuật, Truyền thống, Nghệ thuật đại chúng. 1. Mở đầu Trong những năm qua, nghiên cứu về lịch sử cận đại Nhật Bản ở Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu nhất định. Tiêu biểu, có thể kể đến Vĩnh Sính với “Nhật Bản cận đại” (1991), các nghiên cứu có tính hệ thống về Minh Trị Duy tân của Nguyễn Tiến Lực như “Sứ đoàn Iwakura và sự nghiệp cận đại hóa Nhật Bản” (2004), “Về cách thức tiếp nhận nền văn minh bên ngoài của Nhật Bản” (2013), chuyên khảo “Fukuzawa Yukichi & Nguyễn Trường Tộ: Tư tưởng cải cách giáo dục” (NXB , 2013), chuyên khảo “Minh Trị Duy tân và Việt Nam” (2015), Phạm Thị Thu Giang với mối quan tâm nghiên cứu quá trình cận đại hóa Phật giáo Nhật Bản qua các công trình như「世俗化から見た近代仏教―日本とベトナムとの比較」(“Phật giáo thời cận đại nhìn từ vấn đề thế tục hóa - So sánh giữa Nhật Bản và Việt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
20    74    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.