Bài viết này hướng tới giới thiệu, phân tích ưu điểm, hạn chế của ba hướng tiếp nhận văn học cơ bản có thể vận dụng trong dạy học văn, đó là hướng tiếp nhận văn học từ góc độ tác giả, tiếp nhận văn học từ góc độ văn bản và tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 13-19 This paper is available online at DOI: MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC VĂN Đỗ Văn Hiểu Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay có rất nhiều lí thuyết nghiên cứu văn học được giới thiệu ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là hệ thống hóa chúng như thế nào để có thể vận dụng vào dạy học văn trong trường phổ thông. Bài viết này hướng tới giới thiệu, phân tích ưu điểm, hạn chế của ba hướng tiếp nhận văn học cơ bản có thể vận dụng trong dạy học văn, đó là hướng tiếp nhận văn học từ góc độ tác giả, tiếp nhận văn học từ góc độ văn bản và tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa. Từ khóa: Tiếp nhận văn học, Nghiên cứu tác giả, Nghiên cứu văn bản, Nghiên cứu văn hóa. 1. Mở đầu Tiếp nhận văn học trong trường phổ thông có những nét đặc thù so với tiếp nhận văn học nói chung, hoạt động này được diễn ra trong môi trường sư phạm có sự hướng dẫn của giáo viên, có sự tương tác giữa các học sinh với nhau, tiếp nhận văn bản đã được lựa chọn kĩ theo định hướng giáo dục. Vì thế, một số nhà nghiên cứu đã có ý thức sử dụng thành tựu lí thuyết nghiên cứu văn học mới nhằm định hướng cho hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường. GS Trần Đình Sử là người tâm huyết trong lĩnh vực này. Năm 1993 ông công bố Một số vấn đề thi pháp học [1] đề xướng vận dụng Thi pháp học vào dạy học văn trong trường phổ thông với những chỉ dẫn quan trọng về nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, cốt truyện, kết cấu, lời văn nghệ thuật. Năm 2006 trong Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay [2] ông đã sử dụng lí thuyết về văn bản văn học để khởi xướng hướng dạy học văn mới. Năm 2015 GS Trần Đình Sử lại chủ trương Đưa kí hiệu học vào môn đọc văn trung học phổ thông [3]. Năm 2013 Nguyễn Văn Tùng xuất bản cuốn Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm [4] giới thiệu và vận dụng .