Thực trạng và giải pháp thúc đẩy liên kết hoạt động khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ

Trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT-XH), liên kết vùng cần được coi là phương tiện, là động lực quan trọng nhằm khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, phát huy tối đa lợi thế so sánh của cả vùng và của mỗi tỉnh. Vấn đề này đòi hỏi phải được quán triệt, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, cần có các giải pháp thúc đẩy liên kết hoạt động KH&CN vùng để KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển KT-XH của vùng. Dưới đây là ý kiến cụ thể của các tác giả trong việc thúc đẩy mối liên kết hoạt động KH&CN ở vùng kinh tế lớn nhất của cả nước - Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB). | Diễn đàn Khoa học - Công nghệ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG KH&CN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Phạm Xuân Đà, Trần Hà Hoàng Việt, Huỳnh Văn Tùng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN Trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT-XH), liên kết vùng cần được coi là phương tiện, là động lực quan trọng nhằm khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, phát huy tối đa lợi thế so sánh của cả vùng và của mỗi tỉnh. Đối với hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), liên kết vùng cần tập trung khai thác các lợi thế và điều kiện đặc thù của từng vùng để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa là các sản phẩm chủ lực; đồng thời xây dựng định hướng phát triển KH&CN tạo môi trường hợp tác, liên kết giữa các địa phương. Vấn đề này đòi hỏi phải được quán triệt, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, cần có các giải pháp thúc đẩy liên kết hoạt động KH&CN vùng để KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển KT-XH của vùng. Dưới đây là ý kiến cụ thể của các tác giả trong việc thúc đẩy mối liên kết hoạt động KH&CN ở vùng kinh tế lớn nhất của cả nước - Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB). Đ NB là một vùng công nghiệp trọng yếu, lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng, do đó Vùng ĐNB là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn và nổi trội hơn một số vùng trong cả nước. Các tỉnh/thành phố trong vùng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vượt trội so với mức bình quân chung của cả nước. Giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt khoảng 20 7,9%/năm1. Đồng thời, Vùng ĐNB có đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và có các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh để phát triển KTXH như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, cơ khí chính xác, điện tử - tin học, sản xuất các thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế, năng lượng, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.