Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên vận chuyển bùn cát trong lòng hồ Đồng Nai 2

Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp thêm các thông tin về sự biến động của đáy hồ thủy điện Đồng Nai 2 theo không gian và thời gian, tốc độ bồi lắng của hồ sau một thời gian dài. Mô hình TELEMAC2D - SISYPHE được sử dụng để mô phỏng quá trình thủy động lực và vận chuyển bùn cát trong hồ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 50 năm tổng lượng phù sa bồi lắng trong hồ khoảng 42,; tốc độ bồi lắng có xu hướng tăng nhanh ở 25 năm đầu (880840m3/năm) sau đó giảm dần và ổn định ít thay đổi (). | BÀI BÁO KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN VẬN CHUYỂN BÙN CÁT TRONG LÒNG HỒ ĐỒNG NAI 2 Đoàn Thanh Vũ1, Lê Ngọc Anh1, Hoàng Trung Thống1, Cấn Thu Văn1 Tóm tắt: Bồi lắng hồ chứa là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành và tuổi thọ của công trình thủy điện. Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp thêm các thông tin về sự biến động của đáy hồ thủy điện Đồng Nai 2 theo không gian và thời gian, tốc độ bồi lắng của hồ sau một thời gian dài. Mô hình TELEMAC2D - SISYPHE được sử dụng để mô phỏng quá trình thủy động lực và vận chuyển bùn cát trong hồ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 50 năm tổng lượng phù sa bồi lắng trong hồ khoảng 42,; tốc độ bồi lắng có xu hướng tăng nhanh ở 25 năm đầu (880840m3/năm) sau đó giảm dần và ổn định ít thay đổi (). Từ khóa: Mô hình TELEMAC2D, SISYPHE, vận chuyển bùn cát, Hồ Đồng Nai 2. Ban Biên tập nhận bài: 08/07/2018 Ngày phản biện xong: 15/08/2018 Ngày đăng bài: 25/09/2018 1. Giới thiệu Khi xây dựng đập ngăn sông để tạo hồ chứa nhân tạo, chế độ thủy lực trong khu vực nước phía thượng lưu đập cũng thay đổi bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất, vận tốc dòng chảy có xu hướng chậm dần từ thượng lưu về đến tuyến đập do diện tích mặt cắt ướt tăng lên đáng kể. Thứ hai, lưu lượng nước mất đi do nhu cầu khai thác và sử dụng nước trong hồ vốn thay đổi theo ngày hay theo mùa để phục vụ cho các nhu cầu dùng nước. Hiểu được các quá trình vận chuyển bùn cát và chế độ dòng chảy trong hồ sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình vận hành và khai thác công trình. Nghiên cứu quá trình bồi lắng phù sa trong hồ chứa có thể sử dụng phương pháp kinh nghiệm hoặc phương áp mô hình toán. Đối với phương pháp kinh nghiệm, thường sử dụng các công thức kinh nghiệm đã được xây dựng dựa trên cơ sở các kết quả quan trắc của nhiều hồ chứa trên thế giới. Phương pháp này không cần đòi hỏi nhiều số liệu và tỏ ra hiệu quả khi cần dự báo nhanh ở mức độ tham khảo. Phương pháp thứ hai, ứng dụng mô hình toán số 1D, 2D hay 3D để mô phỏng quá

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.