Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào chính sách chuyển đổi kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững khu vực Nam Trung Bộ

Trong nghiên cứu này, tác giả bước đầu đã đề xuất được 7 nhóm tiêu chí với 43 tiêu chí thành phần để làm cơ sở cho việc đánh giá vấn đề lồng ghép biến đổi khí hậu vào chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho khu vực Nam Trung Bộ. bài viết để nắm thêm chi tiết. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ, ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ Mai Kim Liên1, Hoàng Văn Đại2, Lưu Đức Dũng3, Nguyễn Diệu Huyền1 Tóm tắt: Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên Thế giới phải đối mặt với các tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu. Cùng với việc thực hiện cam kết tự nguyện quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của mình, Việt Nam đang quan tâm đến xây dựng cơ cấu kinh tế ứng phó có hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu. Đối với một nước nông nghiệp truyền thống, đang trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ cấu kinh tế chủ đạo là nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, người dân đang cần được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước trong lồng ghép biến đổi khí hậu vào phát triển kinh tế xã hội; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiều ngành, nhiều địa phương. Trong nghiên cứu này, bước đầu đã đề xuất được 7 nhóm tiêu chí với 43 tiêu chí thành phần để làm cơ sở cho việc đánh giá vấn đề lồng ghép biến đổi khí hậu vào chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho khu vực Nam Trung Bộ. Từ khóa: Bộ tiêu chí; biến đổi khí hậu; chuyển đổi cơ cấu kinh tế; phát triển bền vững. Ban Biên tập nhận bài: 15/07/2018 Ngày phản biện xong: 10/09/2018 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu Trái đất đang là một trong các nguy cơ lớn đe doạ sự phát triển bền vững (PTBV) của Loài người. Chính vì vậy, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất (Hội nghị Rio-92) đã thông qua Công ước khung về biến đổi khí hậu vào năm 1992. Tiếp đó, năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã thống nhất một trong các cơ chế giảm nhẹ biến đổi khí hậu (BĐKH) - Cơ chế phát triển sạch. Các hội nghị các bên liên quan COP cuối cùng đi đến Thoả thuận biến đổi khí hậu Pari - COP 21 vào năm 2015, với cơ chế chính để ứng phó với biến đổi khí hậu là Cam kết tự nguyện quốc gia (NDC) ứng phó biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên Thế giới phải đối mặt với

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.