Tính phân đoạn và đặc điểm phát triển sông Gianh (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh)

Bài báo làm sáng tỏ đặc điểm và tính quy luật của quá trình phát triển của sông Gianh ở hạ lưu; từ đó, đưa ra những nhận định về hoạt động xói lở - bồi tụ bờ và lòng sông. Các kết quả này góp phần là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác ứng phó với tai biến sạt lở bờ sông và cửa sông cũng như định hướng quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững khu vực đồng bằng ven biển sông Gianh. | BÀI BÁO KHOA HỌC TÍNH PHÂN ĐOẠN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SÔNG GIANH (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh) Nguyễn Tiến Hải1, Vũ Hải Đăng1, Nguyễn Bá Thủy2 Tóm tắt: Trên cơ sở đặc điểm hình thái của sông có thể xác lập sự phát triển của sông Gianh (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh) gồm 3 đoạn có đặc điểm khác nhau như sau: i) Đoạn sông uốn khúc Cô Cang - Cồn Tiên Xuân: dài 27,7 km, lòng sông hẹp (80 - 250 m), độ sâu đáy không ổn định (2 5 m), bãi bồi ven bờ phát triển mạnh ở bờ lồi và hoạt động xói lở diễn ra mạnh ở bờ lõm dưới tác động chủ yếu của động lực sông; ii) Đoạn sông bện (rối): cồn Tiên Xuân - Quảng Phú (dài 17,06 km): sông có dạng thẳng, lòng sông rộng (), bãi bồi giữa sông phát triển mạnh dưới tác động của dòng chảy sông và thủy triều; iii) Đoạn sông thẳng Quảng Phú - Cửa Gianh (9,23 km): sông thẳng, rộng (800 - m), độ sâu đáy sâu lớn (8 - 12,5 m), hoạt động xói lở - bồi tụ diễn ra chủ yếu ở cửa sông bởi mối tương tác giữa động lực biển (sóng và thủy triều) và động lực sông. Xu thế phát triển chung của sông: i) Biến động mạnh ở đoạn sông uốn khúc bởi hoạt động xói lở - bồi tụ trầm tích; ii) Đoạn sông bện: chỉ biến động ở khu vực giữa sông bởi hoạt động xói lở - bồi tụ các bãi bồi; iii) Trong đoạn sông thẳng: khu vực cửa sông có thể dịch chuyển hoặc thu hẹp với mức độ không lớn. Từ khóa: Đoạn sông, Sông Gianh, Xói lở bờ, Uốn khúc, Sông Bện. Ban Biên tập nhận bài: 12/08/2018 Ngày phản biện xong: 15/10/2018 Ngày đăng bài: 25/11/2018 1. Mở đầu Hệ thống Sông Gianh là 1 trong 5 hệ thống sông thuộc tỉnh Quảng Bình, trong đó, dòng chính - sông Gianh (phần thượng lưu có tên là Rào Nậy) có chiều dài là 152km, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch và Bố Trạch để đổ vào Biển Đông tại Cửa Gianh. Sông Gianh có vai trò quan trọng đối với môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Bắc Quảng Bình nói riêng, Quảng Bình và Bắc Trung Bộ nói chung. Ở hạ lưu (hình 1a), sông Gianh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.