Phân tích cơ sở khoa học dự báo điểm dự báo mưa, nhiệt độ cho Sơn La

Bài báo trình bày kết quả ứng dụng phương án dự báo tổ hợp nhằm thử nghiệm dự báo cho điểm trạm Sơn La. Số liệu dự báo từ các mô hình GFS, GSM được đưa vào tính toán tổ hợp trong thời kì năm 2011 với hai phương án tổ hợp trung bình đơn giản và tổ hợp trung bình có trọng số. Thời hạn dự báo là 3 ngày với các thời đoạn dự báo 24h, 48h, 72h. Kết quả dự báo được so sánh với số liệu thực đo tại trạm Sơn La từ đó đưa ra những đánh giá phân tích chi tiết cho từng yếu tố mưa và nhiệt. | BÀI BÁO KHOA HỌC PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC DỰ BÁO ĐIỂM DỰ BÁO MƯA, NHIỆT ĐỘ CHO SƠN LA Lương Tuấn Minh1, Trần Tiến Đạt1, Vũ Duy Tiến2 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả ứng dụng phương án dự báo tổ hợp nhằm thử nghiệm dự báo cho điểm trạm Sơn La. Số liệu dự báo từ các mô hình GFS, GSM được đưa vào tính toán tổ hợp trong thời kì năm 2011 với hai phương án tổ hợp trung bình đơn giản và tổ hợp trung bình có trọng số. Thời hạn dự báo là 3 ngày với các thời đoạn dự báo 24h, 48h, 72h. Kết quả dự báo được so sánh với số liệu thực đo tại trạm Sơn La từ đó đưa ra những đánh giá phân tích chi tiết cho từng yếu tố mưa và nhiệt. Kết quả cho thấy đối với nhiệt độ phương pháp tổ hợp trung bình có trọng số cho kết quả dự báo phù hợp với thực tế hơn phương án tổ hợp trung bình đơn giản. Đối với yếu tố mưa thì phương án tổ hợp trung bình đơn giản cho kết quả phân bố mưa sát thực hơn, phương án tổ hợp trung bình có trọng số có khả năng bắt được các hiện tượng cực trị tốt hơn. Từ những kết quả đạt được nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành tính toán thử nghiệm cho các điểm trạm khí tượng trên toàn quốc nhằm đưa ra những kết luận, đánh giá chính xác và chi tiết hơn phục vụ cho bài toán dự báo điểm. Từ Khóa: Tổ hợp, dự báo điểm, nhiệt độ, lượng mưa. Ban Biên tập nhận bài: 10/11/2017 Ngày phản biện xong: 15/12/2017 Ngày đăng bài: 25/12/2017 1. Mở đầu Dự báo tổ hợp là một trong những phương pháp đã và đang được sử dụng trong bài toán dự báo thời tiết. Thay vì đưa ra một dự báo duy nhất về thời tiết có thể xảy ra trong tương lai, một nhóm các dự báo được tạo ra [1]. Rất nhiều mô phỏng được tiến hành để tính toán hai nguồn sai số thông thường trong các mô hình dự báo: (1) sai số do điều kiện ban đầu; và (2) sai số trong quá trình xây dựng và tính toán của mô hình. Theo đề xuất của Edward Lorenz năm 1963, không thể sử dụng những dự đoán với hạn dự báo quá xa để dự đoán trạng thái của bầu khí quyển do tính chất hỗn độn của các phương trình động lực học chất lỏng. Hơn nữa, các mạng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
65    66    4    28-04-2024
2    571    2    28-04-2024
2    243    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.