Nghiên cứu này đề xuất cách tiếp cận mới là chỉ số tổn thương tối giản, kết quả tính toán xác định được mức độ tổn thương do các hiện tượng cực đoan phổ biến tại Việt Nam gồm nắng nóng, mưa lớn, rét hại, hạn hán và được xây dựng để xếp hạng tổn thương do biến đổi khí hậu trên qui mô cả nước. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHỈ SỐ XẾP HẠNG TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VIỆT NAM Cao Thị Thương Huyền1, Nguyễn Trọng Hiệu2, Trương Thị Thanh Thủy3, Trần Thanh Thủy3, Nguyễn Anh Tuấn3 Tóm tắt: Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một trong những phương pháp đang được sử dụng để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu hiện nay về tính dễ bị tổn thương chủ yếu sử dụng cách tính chỉ số tổn thương tổng hợp từ hai hợp phần bên trong (mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống kinh tế - xã hội) và bên ngoài (các biến đổi của khí hậu). Các chỉ số tổn thương này được xây dựng với mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố kinh tế - xã hội nhạy cảm hay hiệu quả của các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy độ tin cậy của các chỉ số tổn thương phụ thuộc rất nhiều vào các nhận định về độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho một số ngành/lĩnh vực hoặc địa phương. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một chỉ số tổn thương bên ngoài, thuần túy về khí hậu (là các yếu tố khí hậu cơ bản và các hiện tượng khí hậu cực đoan), độc lập với các yếu tố nhạy cảm và thích ứng bên trong dùng chung cho mọi lĩnh vực và cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và sử dụng như là chỉ số tai biến phục vụ cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đề xuất cách tiếp cận mới là chỉ số tổn thương tối giản, kết quả tính toán xác định được mức độ tổn thương do các hiện tượng cực đoan phổ biến tại Việt Nam gồm nắng nóng, mưa lớn, rét hại, hạn hán và được xây dựng để xếp hạng tổn thương do biến đổi khí hậu trên qui mô cả nước. Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, biến đổi khí hậu, khí hậu cực đoan. Ban Biên tập nhận bài: 15/9/2017 Ngày phản biện xong: 12/10/2017 Ngày đăng bài: 25/10/2017 1. Giới thiệu Tính dễ bị tổn thương (TDBTT) là một khái niệm khá phổ biến, được đề cập trong rất nhiều tài liệu song chưa có sự thống nhất cụ thể. .