Nghiên cứu cập nhật nhiệt độ bề mặt nước biển từ số liệu vệ tinh trong mô phỏng cường độ và quỹ đạo bão trên khu vực biển đông bằng mô hình WRF

Bài báo này sử dụng mô hình Nghiên cứu và Dự báo thời tiết (WRF) để đánh giá việc cập nhật SST từ số liệu vệ tinh trong mô phỏng cường độ và quỹ đạo bão tại khu vực biển Đông. Kết quả cho thấy, trong trường hợp cập nhật số liệu SST từ vệ tinh, mô hình WRF đã cải thiện đáng kể khả năng mô phỏng cường độ bão nếu so sánh với trường hợp sử dụng trường SST từ số liệu tái phân tích GFS của Trung tâm Quốc gia về Dự báo Môi trường Mỹ (NCEP). | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT NƯỚC BIỂN TỪ SỐ LIỆU VỆ TINH TRONG MÔ PHỎNG CƯỜNG ĐỘ VÀ QUỸ ĐẠO BÃO TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG BẰNG MÔ HÌNH WRF Nguyễn Thị Thanh1, Nguyễn Xuân Hiển1, Hoàng Đức Cường2, Dư Đức Tiến2 Tóm tắt: Nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) là một trong những nhân tố nhiệt lực quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của bão. Bài báo này sử dụng mô hình Nghiên cứu và Dự báo thời tiết (WRF) để đánh giá việc cập nhật SST từ số liệu vệ tinh trong mô phỏng cường độ và quỹ đạo bão tại khu vực biển Đông. Kết quả cho thấy, trong trường hợp cập nhật số liệu SST từ vệ tinh, mô hình WRF đã cải thiện đáng kể khả năng mô phỏng cường độ bão nếu so sánh với trường hợp sử dụng trường SST từ số liệu tái phân tích GFS của Trung tâm Quốc gia về Dự báo Môi trường Mỹ (NCEP). Tuy nhiên, việc cải thiện mô phỏng quỹ đạo bão trong trường hợp cập nhật SST từ vệ tinh là không đáng kể. Từ khoá: Nhiệt độ bề mặt nước biển, SST, bão, Biển Đông. Ban Biên tập nhận bài: 25/03/2017 Ngày phản biện xong: 20/04/2017 1. Giới thiệu Nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của bão [11, 12]. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của SST đến cường độ bão đã được thực hiện như Shay và cộng sự (2000) [13], Hong (2000), [5], Bright (2002), [1], Emanuel (2005), [4] Các nghiên cứu này cho thấy cường độ bão tăng lên nhanh chóng khi bão đi qua khu vực nước ấm do thông lượng ẩn nhiệt và hiển nhiệt được tăng cường. Shankar và cộng sự (2007) cho thấy không chỉ độ lớn mà cả sự biến thiên của SST ảnh hưởng đến trường gió bề mặt và hoạt động đối lưu, dẫn đến ảnh hưởng đến cường độ bão [14]. Một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện để xem xét ảnh hưởng của SST đến chuyển động và hướng di chuyển của bão. Wu (2005) đã nghiên cứu ảnh hưởng phân bố SST đối xứng và không đối xứng với tâm bão đến sự di chuyển của bão [17]. Theo đó, phân bố SST không đối xứng trên khu vực rộng lớn sẽ ảnh hưởng đến sự di chuyển của bão theo các cách khác nhau do thay đổi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
30    80    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.