Tính toán cân bằng nước lưu vực Sesan cho đợt hạn hán lịch sử 2015-2016

Mục đích chính của nghiên cứu này là kết hợp các phần mềm SWAT, CROPWAT và WEAP thành một công cụ tính toán cân bằng nước hoàn chỉnh cho lưu vực Sesan, Tây Nguyên. Mô hình SWAT sẽ được sử dụng để xác định tiềm năng của nguồn nước mặt, CROPWAT sẽ được dùng để tính toán nhu cầu nước cho nông nghiệp, trong khi mô hình WEAP sẽ phân bổ nguồn nước này cho các đối tượng sử dụng khác nhau. | BÀI BÁO KHOA HỌC TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC LƯU VỰC SESAN CHO ĐỢT HẠN HÁN LỊCH SỬ 2015 - 2016 Trần Kim Châu1, Đỗ Xuân Khánh1 Tóm tắt: Tính toán cân bằng nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quy hoạch phát triển bền vững của khu vực. Việc tìm ra được một mô hình quản lý tài nguyên nước hiệu quả luôn là một chủ đề khó, hấp dẫn các nhà khoa học thủy lợi. Mục đích chính của nghiên cứu này là kết hợp các phần mềm SWAT, CROPWAT và WEAP thành một công cụ tính toán cân bằng nước hoàn chỉnh cho lưu vực Sesan, Tây Nguyên. Mô hình SWAT sẽ được sử dụng để xác định tiềm năng của nguồn nước mặt, CROPWAT sẽ được dùng để tính toán nhu cầu nước cho nông nghiệp, trong khi mô hình WEAP sẽ phân bổ nguồn nước này cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Kết quả cho thấy mặc dù trong năm 2015 - 2016 Sesan là lưu vực có tiềm năng nước lớn, nhưng tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vẫn xảy ra tại một số nơi. Từ khóa: Cân bằng nước, Sông Sê San, SWAT, WEAP, CROPWAT, tiềm năng nước, hạn hán. Ban Biên tập nhận bài: 20/4/2017 1. Mở đầu Vấn đề quản lý tài nguyên nước hiệu quả luôn phản ánh được đồng thời hai hệ thống chính, chi phối bức tranh tài nguyên nước của lưu vực. Đó là hệ thống thủy văn môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên như thời tiết, địa hình, thảm phủ, nước mặt, nước ngầm, đất, chất lượng nước và hệ thống quản lý kinh tế, xã hội, được vận hành chủ yếu dựa trên nhu cầu sử dụng nước của con người. Đối với hệ thống thứ nhất, ta phải nắm rõ các cơ chế hoạt động của các hiện tượng thủy văn tự nhiên trước khi có sự xuất hiện của hệ thống công trình quản lý nước. Các cơ chế này có thể được mô tả nhờ các mô hình thủy văn, mô phỏng các quá trình vật lý như mưa, bốc hơi, chảy mặt, thấm. Có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu sau: Hydrological Simulation Program - Fortran (HSFP) của Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) và Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ (EPA), Soil Water Assessment Tool (SWAT) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp thuộc Đại học .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    23    1    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.