Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận ranh giới sinh thái (ecological boundary) làm cơ sở xác định sự biến đổi sinh thái đến 2030. Nghiên cứu ứng dụng mô hình thủy lực với 3 kịch bản nền (1998, 2000, 2004) của chuỗi số liệu đo tại 3923 điểm nút để tạo ra các lớp dữ liệu về xâm nhập mặn, ngập lũ, thời gian ngập lũ. bài viết. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI PHÂN VÙNG SINH THÁI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NỘI ĐỊA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Xuân Trịnh(1), Phan Thị Ngọc Diệp(1), Đỗ Phương Linh(1), Trần Quang Thọ(2) và Doãn Hà Phong(3) (1) Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản; (2)Phân Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; (3) Viện khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu P hân vùng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) cần thiết phải xem xét đến chức năng, cấu trúc và tính chất biến đổi theo thời gian của hệ thống sinh thái. Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận ranh giới sinh thái (ecological boundary) làm cơ sở xác định sự biến đổi sinh thái đến 2030. Nghiên cứu ứng dụng mô hình thủy lực với 3 kịch bản nền (1998, 2000, 2004) của chuỗi số liệu đo tại 3923 điểm nút để tạo ra các lớp dữ liệu về xâm nhập mặn, ngập lũ, thời gian ngập lũ . Kết quả nghiên cứu đã xây dựng các bản đồ kịch bản phân vùng sinh thái với 6 tiểu vùng sinh thái đặc trưng cho các hình thức canh tác trong NTTS. Sản phẩm nghiên cứu là cơ sở giúp cho các nhà quản lý và quy hoạch xây dựng các mô hình sản xuất NTTS thích ứng với BĐKH và giảm thiểu khả năng xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ khóa: Phân vùng, sinh thái nuôi trồng thủy sản, tác động biến đổi khí hậu trong nuôi trồng sản, kịch bản phân vùng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản. 1. Đặt vấn đề ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có trên thế giới, hàng năm có khoảng 1,9 triệu ha (chiếm 50%) ngập lũ kéo dài 3-5 tháng [1] và khoảng 40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn mùa khô [2]. Việc phát triển nhanh chóng diện tích nuôi tôm tự phát gần đây đã gây ra suy thoái môi trường và làm tăng mức độ lan truyền mặn sâu vào nội đồng đe dọa đến an ninh lương thực. Bên cạnh đó, BĐKH là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Trong đó, ĐBSCL là vùng dễ bị tổn thương nhất do nước .