Đánh giá diễn biến hạn hán vùng Đồng bằng sông Cửu Long dưới ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hạn hán vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nghiên cứu này, hạn hán được tính toán bằng chỉ số giáng thủy chuẩn (SPI) và kịch bản BĐKH cho lượng mưa được xây dựng dựa vào kết quả chi tiết hóa thống kê (LARS-WG) từ kết quả mô phỏng của 15 mô hình hoàn lưu chung (GCM). Tác động của BĐKH lên hạn khí tượng trong các giai đoạn 2020, 2055, và 2090 được đánh giá bằng cách so sánh hạn hán ở tương lai và hiện tại. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HẠN HÁN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phạm Kim Ngọc và Đào Nguyên Khôi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của BĐKH lên hạn hán vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nghiên cứu này, hạn hán được tính toán bằng chỉ số giáng thủy chuẩn (SPI) và kịch bản BĐKH cho lượng mưa được xây dựng dựa vào kết quả chi tiết hóa thống kê (LARS-WG) từ kết quả mô phỏng của 15 mô hình hoàn lưu chung (GCM). Tác động của BĐKH lên hạn khí tượng trong các giai đoạn 2020, 2055, và 2090 được đánh giá bằng cách so sánh hạn hán ở tương lai và hiện tại. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, chỉ số hạn SPI, LARS-WG, Đồng bằng sông Cửu Long. M 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu và Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng khá mạnh. Trong đó vấn đề hạn hán khá được chú trọng, cần phải quan trắc và dự báo thời gian dài để có các biện pháp ứng phó. Phương pháp thường dùng để quan trắc và dự báo hạn là sử dụng các số liệu khí tượng quan trắc và số liệu khí tượng dự báo thông qua các kết quả của mô hình khí hậu toàn cầu (GCM). Các số liệu khí tượng văn này được chuyển đổi thành các chỉ số hạn để dự báo độ khắc nghiệt của hạn như chỉ số giáng thủy chuẩn (SPI), chỉ số chuẩn giáng thủy – bốc hơi (SPEI) và chỉ số Palmer về sự khắc nghiệt của hạn (PDSI). ĐBSCL được đánh giá là khu vực dễ bị tổn thương cả về môi trường sinh thái tự nhiên và đời sống của người dân. Một thực trạng đang diễn ra khá rõ là mực nước dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng nhiều. Năm 2016 được xem là năm của vấn đề hạn hán, những thông số về hạn đã vượt mức thấp nhất trong 30 năm qua và lượng mưa tại khu vực rất thấp thậm chí ở mức lịch sử. Tình trạng thiếu nước ngọt, nắng gay gắt đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Hơn chục kênh chính của rừng tràm U Minh khô kiệt, hàng nghìn ha lúa vụ đông xuân của Kiên Giang mất trắng. Hơn 70 ha bông vải của An .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    20    1    24-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.