Nghiên cứu phương pháp phân loại mây từ thông tin vệ tinh địa tĩnh MTSAT

Bài báo giới thiệu nghiên cứu sử dụng bảng tra cứu đa chiều (LUT) để phân loại mây trên cơ sở các thông tin nhiệt bức xạ tại các dải phổ hồng ngoại nhiệt và hơi nước của vệ tinh MTSAT, kết hợp với số liệu mây từ các trạm quan trắc bề mặt. Khu vực nghiên cứu ở đây bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia thành 18 vùng nhỏ kích thước 050 x 050. Thử nghiệm áp dụng cho thấy kết quả rất hữu ích cho các nhà dự báo trong việc phân tích mây và có thể đưa vào ứng dụng trong nghiệp vụ, mặc dù còn hạn chế đối với trường hợp mây thấp và mây tầng trung. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI MÂY TỪ THÔNG TIN VỆ TINH ĐỊA TĨNH MTSAT 1 Nguyễn Vinh Thư Tóm tắt: Phân loại mây thời gian thực có ý nghĩa rất quan trọng cho dự báo khí tượng thủy văn (KTTV). Với hiện trạng mạng lưới trạm KTTV rất thưa thớt trong nước, đặc biệt là tại các vùng núi, hải đảo thì việc phân tích mây chủ yếu dựa vào vệ tinh và radar thời tiết. Trong những năm gần đây, nhiều phương pháp phân loại mây được nghiên cứu, nâng cao độ chính xác của phân loại mây. Bài báo giới thiệu nghiên cứu sử dụng bảng tra cứu đa chiều (LUT) để phân loại mây trên cơ sở các thông tin nhiệt bức xạ tại các dải phổ hồng ngoại nhiệt và hơi nước của vệ tinh MTSAT, kết hợp với số liệu mây từ các trạm quan trắc bề mặt. Khu vực nghiên cứu ở đây bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia thành 18 vùng nhỏ kích thước 050 x 050. Thử nghiệm áp dụng cho thấy kết quả rất hữu ích cho các nhà dự báo trong việc phân tích mây và có thể đưa vào ứng dụng trong nghiệp vụ, mặc dù còn hạn chế đối với trường hợp mây thấp và mây tầng trung. Từ khóa: Nhiệt độ bức xạ, kênh hồng ngoại nhiệt, MTSAT. Ban Biên tập nhận bài: 29/6/2017 1. Đặt vấn đề Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phân loại mây từ số liệu vệ tinh khí tượng phục vụ các nghiên cứu khoa học. Từ giá trị bức xạ nhiệt kênh hồng ngoại (BTIR1) và lượng bức xạ mặt trời (LVIS) có thể phân định ra được vùng mây, không mây trên cơ sở ngưỡng giá trị mây [7, 9, 10, 11]. Mạng thần kinh nhân tạo (ANN) và kỹ thuật “cloud masking” được đưa vào nghiên cứu để phân loại một số loại mây chính và mây gây mưa một cách tự động từ vệ tinh TRMM và AVHRR [1, 2, 3, 6, 8]. Một số nghiên cứu áp dụng cho khu vực vĩ độ cao sử dụng phương pháp phân tích đa phổ để phân tích mây, cho phép xác định được vùng mây bao phủ và phân bố mây theo các tầng độ cao, chứ không phân loại chi tiết được từng loại mây [4, 5, 6]. Ở Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại khai thác ứng dụng một số sản phẩm ảnh thu được trực tiếp từ vệ tinh trong tác nghiệp dự báo mà .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
45    76    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.