Trong nghiên cứu này, sự thay đổi mực nước trung bình và cao nhất hàng năm tại khu vực cửa sông Mã trong thế kỷ 21 được tính toán từ mô hình động lực biển quy mô khu vực có độ phân giải cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không chỉ Đồng bằng sông Cửu Long mà còn nhiều khu vực khác ở nước ta, như cửa sông Mã, cũng có khả năng chịu tác động rất lớn từ nguy cơ nước biển dâng do biến đổi khí hậu. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI MÔ PHỎNG CÁC NGUY CƠ NGẬP LỤT BỞI NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CỬA SÔNG MÃ, THANH HÓA Lưu Đức Dũng(1), Hoàng Văn Đại(2), Hoàng Anh Huy(3) và Nguyễn Khánh Linh(3) (1) Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (2) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (3) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội S ông Mã là hệ thống sông lớn nhất tại tỉnh Thanh Hóa và một trong bốn hệ thống sông lớn nhất Việt Nam. SSông đổ ra ba cửa chính: Lạch Sùng, Lạch Trường và Hội. Tại khu vực cửa sông, dao động mực nước phụ thuộc vào lưu lượng nước từ thượng lưu, chế độ thủy triều và nước dâng do gió mạnh và bão, khiến cho sự thay đổi hình dạng đường bờ trở nên phức tạp. Trong nghiên cứu này, sự thay đổi mực nước trung bình và cao nhất hàng năm tại khu vực cửa sông Mã trong thế kỷ 21 được tính toán từ mô hình động lực biển quy mô khu vực có độ phân giải cao. Bản đồ ngập lụt được thử xây dựng nhằm ước lượng diện tích ngập lụt với một số kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) A1FI, A1B và A2 được đưa ra bởi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không chỉ Đồng bằng sông Cửu Long mà còn nhiều khu vực khác ở nước ta, như cửa sông Mã, cũng có khả năng chịu tác động rất lớn từ nguy cơ nước biển dâng do BĐKH. Từ khóa: biến đổi khí hậu; nước biển dâng; mực nước cực đại hàng năm; nguy cơ ngập lụt; cửa sông Mã (Thanh Hóa). 1. Đặt vấn đề Là hệ thống sông lớn có lưu lượng nước lớn thứ tư tại Việt Nam sau sông Mê Kông, sông Hồng và sông Đồng Nai, sông Mã bắt nguồn từ Lào chảy qua tỉnh Thanh Hóa trước khi đổ ra biển Đông. Sông Mã dài 512 km, với diện tích lưu vực km2 [8]. Phần cửa sông Mã thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí tượng cực đoan. Chẳng hạn, đã có 87 cơn bão quét qua khu vực này kể từ năm 1891 với các cơn bão mạnh nhất xảy ra vào các năm 1909, 1929, 1963, 1964, 1973, 1980 và 1996 dẫn đến ngập lụt cục bộ do kết hợp triều cường, có nơi rất cao như tại trạm Xuân Khánh trong cơn bão