Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá những tác động của sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ và mực nước biển dâng đối với các tầng chứa nước thuộc đồng bằng ven biển Hà Tĩnh. Trên cơ sở sử dụng chuỗi số liệu quan trắc về hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) và các yếu tố khí hậu tính đến năm 2014 cùng với kịch bản biến đổi khí hậu tại khu vực đã chỉ ra những khả năng suy giảm trữ lượng và xâm nhập mặn đối với nguồn nước nhạt dưới đất vùng nghiên cứu. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC NHẠT DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HÀ TĨNH B Phan Văn Trường(1), Dương Văn Nam(1), Đỗ Ngọc Thực(2) Viện Khoa học Vật liệu, (2) Viện Địa chất và Địa vật lý biển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1) ài báo giới thiệu kết quả đánh giá những tác động của sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ và mực nước biển dâng đối với các tầng chứa nước thuộc đồng bằng ven biển Hà Tĩnh. Trên cơ sở sử dụng chuỗi số liệu quan trắc về hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) và các yếu tố khí hậu tính đến năm 2014 cùng với kịch bản biến đổi khí hậu tại khu vực đã chỉ ra những khả năng suy giảm trữ lượng và xâm nhập mặn đối với nguồn nước nhạt dưới đất vùng nghiên cứu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nước dưới đất, xâm nhập mặn. 16 1. Mở đầu Vùng ven biển Hà Tĩnh với những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên như hệ thống sông, suối phân bố với mật độcao (0,87 - 0,9 km/km2) với nhiều cửa sông ven biển. Địa hình bị phân cắt, sự phân hóa rõ rệt của chế độ mưa không đồng đều trong năm, vào mùa mưa với lượng mưa chiếm trên 75% lượng mưa cả năm; nền nhiệt độ cao thường tập trung vào mùa hè, trung bình 32,90C, cao nhất đạt đến 38,5 - 400C; lượng bốc hơi trung bình năm đạt trên 800 mm; đặc biệt thực trạng xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp,. [4]. Điều đó cho thấy rằng, đây là một trong những khu vực đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nguồn nước nhạt dưới đất có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của khu vực, đóng góp trên 40% trong cán cân cung cấp nước [4]. Nhu cầu về nước nhạt của tỉnh Hà Tĩnh không ngừng tăng lên, cùng với những biến đổi của nguồn bổ cập, lượng bốc hơi và sự xâm nhập của nước biển đang dần thu hẹp thể tích chứa nước nhạt dẫn đến thiếu hụt trữ lượng và tiềm tàng nhiễm mặn nguồn nước. 2. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu nằm về phía đông của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích tự nhiên khoảng km2. Phía bắc là sông La,