Nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển mạng lưới khí tượng nhằm nâng cao chất lượng dự báo mưa lớn

Đề tài tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển mạng lưới khí tượng nhằm nâng cao chất lượng dự báo mưa lớn, bằng việc sử dụng số liệu quan trắc giả lập để đánh giá tác động của số liệu quan trắc với những kịch bản mật độ trạm khác nhau (50kmx50km, 30kmx30km và 20kmx20km đến kết quả dự báo mưa lớn của mô hình số. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KHÍ TƯỢNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO MƯA LỚN PGS. TS. Nguyễn Viết Lành - Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và MT ThS. Phạm Minh Tiến -Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ằng việc sử dụng số liệu quan trắc giả lập để đánh giá tác động của số liệu quan trắc với những kịch bản mật độ trạm khác nhau (50kmx50km, 30kmx30km và 20kmx20km đến kết quả dự báo mưa lớn của mô hình số. Kết quả chỉ ra rằng với mật độ trạm từ 50kmx50km tăng lên đến 30kmx30km, chất lượng dự báo mưa đã có những cải thiện rất đáng kể. Khi tăng từ 30kmx30km lên đến 20kmx20km thì chất lượng dự báo mưa lớn cũng tăng nhưng tăng chậm hơn. B 1. Đặt vấn đề Như đã biết, chất lượng bản tin dự báo thời tiết phụ thuộc rất lớn vào các nguồn số liệu khí tượng thu thập được tại các trạm khí tượng các loại, tại các trạm radar thời tiết, vệ tinh khí tượng, Mật độ trạm khí tượng càng lớn thì chất lượng bản tin dự báo càng chính xác, đặc biệt là đối với dự báo số trị. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến hiệu quả kinh tế mà mạng lưới quan trắc đó mang lại. Nếu quá thưa thì chất lượng bản tin dự báo thời tiết thấp, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Thế nhưng, nếu mật độ trạm quá lớn, hiệu quả kinh tế của bản tin dự báo mang lại không nhiều như sự chi phí để xây dựng và duy trì một mạng lưới trạm khí tượng vậy, cần phải tính toán để có được sự hài hòa giữa mật độ trạm với hiệu quả kinh tế mà bản tin dự báo có mạng lưới trạm khí tượng với mật độ cao mang lại. Mạng lưới trạm khí tượng của Việt Nam đang còn rất thưa nhưng lại phân bố không đều [1] nên đã làm hạn chế rất nhiều tới chất lượng của các mô hình số trị. Vì vậy, để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất phát triển mạng lưới trạm khí tượng, trong những năm gần đây, người ta sử dụng rộng rãi thử nghiệm hệ thống quan trắc giả lập (Observation Simulation System Experiments- OSSE)để đánh giá tác động của số liệu quan trắc giả lập tới kết quả dự báo; .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
198    75    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.