Bài báo tập trung chủ yếu về mưa tạo nên dòng chảy ở lưu vực hạ lưu sông Sài Gòn, đoạn từ phía bắc giáp với tỉnh Bình Dương đến ngã ba Đèn Đỏ (tiếp giáp giữa sông Sài Gòn, Đồng Nai và Nhà Bè) để tìm mối tương quan giữa các chất ô nhiễm trung bình của từng trận mưa trong dòng chảy (EMC), lưu lượng dòng chảy, cường độ và thời gian mưa. Mưa - dòng chảy trên toàn lưu vực tính toán từ các số liệu mưa tương ứng. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MƯA, DÒNG CHẢY VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Ở KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN ThS. Nguyễn Văn Hồng, CN. Trần Tuấn Hoàng Phân viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường Phía Nam ài báo tập trung chủ yếu về mưa tạo nên dòng chảy ở lưu vực hạ lưu sông Sài Gòn, đoạn từ phía bắc giáp với tỉnh Bình Dương đến ngã ba Đèn Đỏ (tiếp giáp giữa sông Sài Gòn, Đồng Nai và Nhà Bè) để tìm mối tương quan giữa các chất ô nhiễm trung bình của từng trận mưa trong dòng chảy (EMC), lưu lượng dòng chảy, cường độ và thời gian mưa. Mưa – dòng chảy trên toàn lưu vực tính toán từ các số liệu mưa tương ứng. Kết quả của báo cáo là lưu lượng trên toàn bộ các tiểu lưu vực và tại các nút sông. Biểu đồ ô nhiễm cho thấy diễn tiến chất lượng nước của dòng chảy theo thời gian. Kết quả phân tích biểu đồ ô nhiễm cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng chảy gia tăng và đạt giá trị cao nhất sau khi trận mưa bắt đầu đến khoảng 30 – 40 (phút) sau khi hình thành dòng chảy. B 1. Tổng quan Sự phát triển đô thị quy mô lớn ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) và các khu vực lân cận dẫn đến tình trạng bê tông hoá bề mặt, làm cho bề mặt không có khả năng thấm hoặc thấm chậm, làm cạn nguồn bổ sung nước dưới đất, tăng nguồn chảy tràn khiến ngập lụt thường xuyên xảy ra trong thành phố sau những cơn mưa lớn. Bên cạnh đó, nước mưa chảy tràn khi chảy qua bề mặt đệm sẽ cuốn các chất thải làm ô nhiễm nguồn nước kênh, sông. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích của bề mặt đệm, thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm có trên bề mặt. Phần lớn các chất ô nhiễm thường là chất rắn lơ lửng (TSS) và chất hữu cơ. Các chất rắn này có xu hướng tích tụ và vận chuyển xuống các kênh, sông. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá đặc điểm sự phân bố của TSS và mức độ hấp thụ chất ô nhiễm. Nồng độ các chất TSS trong dòng chảy tràn càng cao nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận. Nồng độ TSS cũng như các chất ô nhiễm khác như: COD, TN, TP, PO4+, NO3-, trong dòng chảy tràn,