Khảo sát vai trò của bộ lọc kalman tổ hợp đồng hóa số liệu vệ tinh và cao không trong mô hình WRF để dự báo quỹ đạo và cường độ bão Megi 2010 hạn 5 ngày

Bài báo này trình bày các kết quả chính trong việc khảo sát vai trò của bộ lọc Kalman tổ hợp (EnKF) trong đồng hóa số liệu vệ tinh và số liệu hỗn hợp (vệ tinh+cao không) của mô hình WRF để dự báo quỹ đạo và cường độ bão Megi 2010. Kết quả thu được cho thấy, hiệu quả của bộ lọc Kalman trên bộ số liệu hỗn hợp được thể hiện rõ nhất trong việc duy trì cường độ bão sau 72 giờ và sai số quĩ đạo cũng giảm đáng kể ở hạn dự báo 120 giờ so với dùng bộ lọc Kalman trên số liệu vệ tinh. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA BỘ LỌC KALMAN TỔ HỢP ĐỒNG HÓA SỐ LIỆU VỆ TINH VÀ CAO KHÔNG TRONG MÔ HÌNH WRF ĐỂ DỰ BÁO QUỸ ĐẠO VÀ CƯỜNG ĐỘ BÃO MEGI 2010 HẠN 5 NGÀY GS. TS. Trần Tân Tiến - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội ThS. Phạm Thị Minh, ThS. Bùi Thị Tuyết - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Tp. HCM CN. Nguyễn Văn Tín - Phân Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam ài báo này trình bày các kết quả chính trong việc khảo sát vai trò của bộ lọc Kalman tổ hợp (EnKF) trong đồng hóa số liệu vệ tinh và số liệu hỗn hợp (vệ tinh+cao không) của mô hình WRF để dự báo quỹ đạo và cường độ bão Megi 2010. Kết quả thu được cho thấy, hiệu quả của bộ lọc Kalman trên bộ số liệu hỗn hợp được thể hiện rõ nhất trong việc duy trì cường độ bão sau 72 giờ và sai số quĩ đạo cũng giảm đáng kể ở hạn dự báo 120 giờ so với dùng bộ lọc Kalman trên số liệu vệ tinh. Ngoài ra, bài báo đã tiến hành các thử nghiệm khảo sát hiệu quả của bộ lọc Kalman trên yếu tố gió quan trắc. Kết quả cho thấy với bộ số liệu hỗn hợp đầy đủ gió, ẩm, nhiệt dự báo quĩ đạo bão tốt hơn và duy trì cường độ bão sau 72 giờ gần với thực hơn khi sử dụng bộ số liệu chỉ có gió. Do vậy, nếu bổ sung thêm các loại số liệu quan trắc bề mặt (trạm, trên thuyền), số liệu rada vào quá trình đồng hóa của bộ lọc Kalman sẽ có khả năng cải thiện được chất lượng dự báo bão ở Việt Nam. B 1. Mở đầu Các nghiên cứu gần đây về LETKF đã chứng minh khả năng đồng hóa nhiều loại quan trắc ở các qui mô khác nhau của sơ đồ đồng hóa Kalman tổ hợp [3, 4, 5, 6, 7]. Số liệu vệ tinh đồng hóa bằng LETKF ứng dụng trong mô hình WRF cải thiện đáng kể kết quả dự báo. Mặt khác, số liệu quan trắc cao không thu thập trên các mực: 1000, 925, 850, 700, 500, 400, 300, 250, 200, 150, 100, 70, 50, 30, 20 và 10 hPa là số liệu có giá trị nó là nguồn bổ sung các thông tin quan trắc cần thiết trong quá trình đồng hóa. Ngoài ra, bão là hiện tượng thời tiết có tính bất định cao, nên việc dự báo quỹ đạo và cường độ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.