Bài báo này nhằm xác định lượng xói mòn đất dưới tán hai loại rừng trồng phổ biến ở Ba Vì là rừng keo tai tượng và rừng thông mã vĩ. Bằng phương pháp xác định lượng xói mòn trực tiếp từ các bãi đo xói mòn và bằng đo tính từ công thức thực nghiệm tính xói mòn, bài báo đã cho thấy xói mòn dưới rừng keo thấp hơn dưới rừng thông do tỉ lệ che phủ của thảm tươi, cây bụi và thảm khô dưới rừng thông thấp hơn. Từ đó, bái báo đề xuất một số biện pháp thiết thực giảm xói mòn đất ở Ba Vì. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI LƯỢNG XÓI MÒN ĐẤT TẠI MỘT SỐ RỪNG TRỒNG PHỔ BIẾN Ở BA VÌ ThS. Kiều Thị Dương, KS. Đặng Đình Chất, PGS. TS. Phùng Văn Khoa - Trường Đại học Lâm nghiệp ài báo này nhằm xác định lượng xói mòn đất dưới tán hai loại rừng trồng phổ biến ở Ba Vì là rừng keo tai tượng và rừng thông mã vĩ. Bằng phương pháp xác định lượng xói mòn trực tiếp từ các bãi đo xói mòn và bằng đo tính từ công thức thực nghiệm tính xói mòn, bài báo đã cho thấy xói mòn dưới rừng keo thấp hơn dưới rừng thông do tỉ lệ che phủ của thảm tươi, cây bụi và thảm khô dưới rừng thông thấp hơn. Từ đó, bái báo đề xuất một số biện pháp thiết thực giảm xói mòn đất ở Ba Vì. B 1. Mở đầu Bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước là một trong những vai trò quan trọng nhất của rừng và thường được xem xét đầu tiên trong việc nâng cao hiệu quả môi trường của rừng. Đối với các vùng sinh thái nhạy cảm như khu vực đồi núi có độ dốc cao, chế độ mưa tập trung thì việc nghiên cứu xói mòn đất càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, bài báo này đã được thực hiện nhằm đánh giá mức độ xói mòn ở một số trạng thái rừng trồng phổ biến ở Ba Vì làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp để bảo vệ đất, giảm xói mòn cho khu vực với hai nội dung chính. Bài báo chỉ tập trung nghiên cứu tại rừng trồng thông mã vĩ và rừng trồng keo tai tượng ở xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội, nơi có độ cao từ 105 -123 m so với mực nước biển trung bình, có độ dốc trung bình từ 15 - 25 độ, đất có độ xốp trung bình từ 43 - 49%. 2. Phương pháp nghiên cứu và xử lí số liệu a. Phương pháp xây dựng bãi đo xói mòn Tiến hành xây dựng bốn bãi đo xói mòn đất dưới tán rừng ở các điều kiện độ tán che, độ che phủ, độ dốc khác nhau. Các bãi đo xói mòn xây dựng đảm bảo nguyên tắc lượng nước thu được từ ô xói mòn phải là lượng dòng chảy mặt đất. Ô xói mòn hình vuông có diện tích 100 m2, có 2 cạnh vuông góc với đường đồng mức. Sử dụng la bàn để đo độ dốc và thiết bị GPS để xác định tọa độ của từng ô. Đào rãnh xung quanh ô xói mòn với chiều sâu là 25cm, .