Bài viết này là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến nhóm người nghèo vùng Bắc Bộ và đề xuất các giải pháp giảm thiểu. Số liệu được sử dụng trong bài viết là một phần kết quả nghiên cứu tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng và Thanh Hóa. Các biểu hiện của BĐKH và ảnh hưởng của nó đến sinh kế nhóm cư dân nghèo/cận nghèo ven biển, hải đảo Bắc Bộ qua nghiên cứu một số tỉnh ven biển sẽ được phân tích trong bài viết. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BÃO VÀ TRIỀU CƯỜNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NHÓM NGƯỜI NGHÈO VÙNG VEN BIỂN, HẢI ĐẢO BẮC BỘ TS. Lương Thị Thu Hằng - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ài viết này là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến nhóm người nghèo vùng Bắc Bộ và đề xuất các giải pháp giảm thiểu. Số liệu được sử dụng trong bài viết là một phần kết quả nghiên cứu tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng và Thanh Hóa. Các biểu hiện của BĐKH và ảnh hưởng của nó đến sinh kế nhóm cư dân nghèo/cận nghèo ven biển, hải đảo Bắc Bộ qua nghiên cứu một số tỉnh ven biển sẽ được phân tích trong bài viết. B 1. Giới thiệu Sinh kế của hàng chục triệu người dân Việt Nam đang bị đe dọa bởi những ảnh hưởng của BĐKH. Tác động của BĐKH và những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống của nhóm người nghèo, người cận nghèo ở Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng. Đối với mục tiêu phát triển bền vững và giảm nghèo của Việt Nam, tác động của BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị tác động nghiêm trọng của BĐKH và được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH và phát triển con người. Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, sinh kế của các nhóm dân cư, đặc biệt là nhóm người nghèo đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những BĐKH toàn cầu. Các thành tích về giảm nghèo của Việt Nam trong 20 năm qua có thể bị suy giảm, tỉ lệ nghèo và tái nghèo có nguy cơ tăng cao do tác động của BĐKH. Để giảm nghèo bền vững và hoạch định các chiến lược sinh kế bền vững ứng phó với BĐKH tại các vùng của Việt Nam, trong đó có vùng ven biển, hải đảo Bắc Bộ, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và các nhà quản lý phải có những nghiên cứu khoa học xác đáng với đầy đủ các bằng chứng khoa học đáng tin cậy. Trên cở sở đó, phải xây dựng các biện pháp giảm thiểu, các kế hoạch hành động cụ thể, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, mang tính chiến lược phù hợp với điều .