Đánh giá tình trạng xâm nhập mặn khu vực hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa

Bài báo trình bày một số kết quả quan trắc thực trạng xâm nhập mặn trên các nhánh sông khu vực hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả quan trắc cho thấy, tình trạng xâm nhập mặn trên các nhánh sông thuộc hạ lưu sông Mã trong những năm gần đây có diễn biến phức tạp với xu thế xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền. Đối với độ mặn 10/00, khoảng cách xâm nhập sâu nhất vào trong đất liền 39,5 km trên sông Mã, 26,0 km trên sông Yên. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG MÃ, TỈNH THANH HÓA NCS. Lưu Đức Dũng - Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường NCS. Hoàng Văn Đại - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu ThS. Nguyễn Khánh Linh - Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội ài báo trình bày một số kết quả quan trắc thực trạng xâm nhập mặn trên các nhánh sông khu vực hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả quan trắc cho thấy, tình trạng xâm nhập mặn trên các nhành sông thuộc hạ lưu sông Mã trong những năm gần đây có diễn biến phức tạp với xu thế xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền. Đối với độ mặn 10/00, khoảng cách xâm nhập sâu nhất vào trong đất liền 39,5 km trên sông Mã, 26,0 km trên sông Yên. B 1. Đặt vấn đề Sông Mã dài 512 km bắt nguồn từ Điện Biên, chảy qua Sơn La qua Lào, qua Thanh Hóa rồi đổ ra biển Đông. Tại Thanh Hóa, sông Mã hợp lưu với 2 phụ lưu lớn sông Bưởi và sông Chu tại Ngã Ba Bông; sau đó chia thành 3 nhánh đổ ra biển qua ba cửa chính: sông Lèn tại cửa Sung, sông Mã tại cửa Hới và sông Lạch Trường tại cửa Lạch Trường. Hệ thống sông Mã có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế - xã hội và môi trường tỉnh Thanh Hóa. Hệ thống sông Mã cung cấp nguồn nước cho hoạt động nông nghiệp và nước sinh hoạt cho phần lớn dân cư tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là nguồn lực phát triển các nhà máy thủy điện: thủy điện Trung Sơn 260 MW trên dòng chính sông Mã tại huyện Quan Hóa, hồ chứa và thủy điện Cửa Đạt 100 MW tại huyện Thường Xuân và thủy điện Hủa Na 180 MW tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An trên dòng chính sông Chu. Khu vực hạ lưu sông Mã bao gồm các vùng đất ven biển thuộc các huyên Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoàng Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn và thành phố Thanh Hóa đang là vùng kinh tế có tốc độ phát triển năng động, cung cấp nước đang là nhu cầu cấp bách cho các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết nguồn nước cho vùng này phụ thuộc vào lưu lượng và chất lượng nước sông Mã. Do đặc điểm khí hậu thời tiết, hàng năm vào mùa mưa, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.