Trong bài báo này các tác giả trình bày về kết quả phân vùng khí hậu nông nghiệp tỉnh Lai Châu. Dựa vào chỉ tiêu chính quyết định sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất, sản lượng cây trồng là tài nguyên nhiệt (biểu thị bằng tổng nhiệt độ năm) và tài nguyên ẩm, mức bảo đảm ẩm cho cây trồng (biểu thị bằng chỉ số ẩm), đã phân chia thành 3 vùng nhiệt và 3 vùng ẩm. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI PHÂN LOẠI KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA TỈNH LAI CHÂU TS. Nguyễn Văn Liêm, ThS. Nguyễn Hồng Sơn, ThS. Ngô Tiền Giang, CN. Nguyễn Quý Vinh Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường hằm phát huy những lợi thế và giảm thiểu những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu. Trong các năm 2011 và 2012 nhóm tác giả đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và phân vùng khí hậu phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững của tỉnh Lai Châu". Trong bài báo này các tác giả trình bày về kết quả phân vùng khí hậu nông nghiệp (KHNN) tỉnh Lai Châu. Dựa vào chỉ tiêu chính quyết định sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất, sản lượng cây trồng là tài nguyên nhiệt (biểu thị bằng tổng nhiệt độ năm) và tài nguyên ẩm, mức bảo đảm ẩm cho cây trồng (biểu thị bằng chỉ số ẩm), đã phân chia thành 3 vùng nhiệt và 3 vùng ẩm. Thông qua việc tổ hợp (lồng ghép) chế độ nhiệt (Tổng nhiệt độ trung bình năm) - ẩm (Lượng mưa trung bình năm và Chỉ số ẩm trung bình trong mùa ít mưa) đã phân định được 5 tiểu vùng KHNN trên lãnh thổ tỉnh Lai Châu một cách khá hợp lý. N Tỉnh có tới 58% diện tích với cao độ trên 800 m; 1. Đặt vấn đề Lai Châu là một tỉnh miền núi, có vị trí rất quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên [1]. Tỉnh Lai Châu có 1 thị xã và 6 huyện gồm: Thị xã Lai Châu, Huyện Mường Tè, Huyện Phong Thổ, Huyện Sìn Hồ, Huyện Tam Đường, Huyện Than Uyên, Huyện Tân Uyên (tách ra từ huyện Than Uyên) [2]. Lai Châu có diện tích tự nhiên khá rộng. Tổng 2 diện tích đất tự nhiên là km , chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng ha, chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ruộng lúa, màu là