Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tính hội tụ của các thị trường tài chính, đại diện bởi thị trường chứng khoán tại 100 quốc gia được chọn lựa trong giai đoạn 2003-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhóm các quốc gia có sự hội tụ Beta và Sigma. Sự hiện diện của hiện tượng hội tụ khuyến nghị các nhà chính sách nên lưu ý đến tốc độ hội tụ của khu vực. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Lý thuyết hội tụ của thị trường chứng khoán: Bằng chứng tại một số thị trường chứng khoán trên thế giới Hoàng Thị Phương Anh, Trương Trung Tài & Lê Thị Lanh Trường Đại học Kinh tế N ghiên cứu nhằm mục đích cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tính hội tụ của các thị trường tài chính, đại diện bởi thị trường chứng khoán tại 100 quốc gia được chọn lựa trong giai đoạn 2003-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhóm các quốc gia có sự hội tụ Beta và Sigma. Sự hiện diện của hiện tượng hội tụ khuyến nghị các nhà chính sách nên lưu ý đến tốc độ hội tụ của khu vực. Mặt khác, hiện tượng hội tụ trong thị trường chứng khoán hàm ý rằng hiệu quả của chiến lược đa dạng hóa đầu tư trên toàn cầu có thể thay đổi theo thời gian. Từ khóa: Hội tụ, thị trường tài chính, GMM. 1. Giới thiệu Trong hàng thập kỷ qua và kéo dài đến tận ngày hôm nay, các nhà nghiên cứu kinh tế luôn tranh luận một trong những vấn đề nóng nhất của việc phát triển kinh tế; đó là “Liệu rằng thu nhập của các nước nghèo trên thế giới có hội tụ (tiến về bằng với) thu nhập của các nước giàu hơn trong tương lai hay không”. Nói một cách trực tiếp liệu rằng chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia có được rút ngắn theo thời gian hay không. Khái niệm hội tụ kinh tế tồn tại hơn hai thập kỷ qua, và bắt đầu với công trình của Baumol (1986). Công trình của Baumol lấy ý tưởng từ việc áp dụng các giả thuyết hội tụ vào tăng trưởng kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu vào hai vấn đề lớn sau: có hay không các nước tăng trưởng thấp hội tụ với những 58 nước có tăng trưởng cao; và nếu sự hội tụ này tồn tại, thì tốc độ hội tụ là bao nhiêu? (Theo nghiên cứu của Barro (1991) và Barro & Salai-Martin (1992)). Mặc dù lý thuyết hội tụ đã được nghiên cứu rộng rãi từ rất lâu trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các ứng dụng của lý thuyết này vào thị trường tài chính còn rất hạn chế. Vấn đề hội tụ trong tài chính được nhắc đến lần đầu tiên trong công trình của Grubel (1968). Theo đó, trong một thế