Tiếp nhận văn luận phương Tây ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Trường hợp Vương Quốc Duy với bình luận Hồng lâu mộng

Vương Quốc Duy (1877-1927) là một học giả có vị trí đặc biệt trong hành trình tiếp nhận văn luận phương Tây của Trung Quốc. Nhờ hội thông Đông Tây kim cổ, Vương Quốc Duy đã dùng ánh sáng phương Tây để lý giải kinh điển phương Đông từ đó đưa ra những quan điểm mới mẻ mà Bình luận Hồng lâu mộng (1904) có thể coi là một thành tựu nổi bật. Tác phẩm do đó cũng được coi là khởi điểm của tiến trình hiện đại hóa của văn luận Trung Quốc. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 18-26 This paper is available online at DOI: TIẾP NHẬN VĂN LUẬN PHƯƠNG TÂY Ở TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX: TRƯỜNG HỢP VƯƠNG QUỐC DUY VỚI BÌNH LUẬN HỒNG LÂU MỘNG Bùi Thị Thiên Thai Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Vương Quốc Duy (1877-1927) là một học giả có vị trí đặc biệt trong hành trình tiếp nhận văn luận phương Tây của Trung Quốc. Nhờ hội thông Đông Tây kim cổ, Vương Quốc Duy đã dùng ánh sáng phương Tây để lý giải kinh điển phương Đông từ đó đưa ra những quan điểm mới mẻ mà Bình luận Hồng lâu mộng (1904) có thể coi là một thành tựu nổi bật. Tác phẩm do đó cũng được coi là khởi điểm của tiến trình hiện đại hoá của văn luận Trung Quốc. Từ khóa: Vương Quốc Duy, văn luận, Trung Quốc, phương Tây, Bình luận Hồng lâu mộng. 1. Mở đầu Vương Quốc Duy thuộc về một thời kì lịch sử quan trọng không thể thiếu trong tiến trình phát triển của văn học Trung Quốc. Trong bối cảnh thời đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng văn học của Vương Quốc Duy đã phản ánh một cách đầy đủ sự va đập của tư tưởng văn học, tư tưởng văn hóa cổ kim đông tây. Việc tiếp nhận văn luận phương Tây của Vương Quốc Duy, xét trên một ý nghĩa nào đó cũng chính là biểu hiện của quá trình từng bước hiện đại hóa trong tư tưởng văn học cận đại Trung Quốc. Trong bài viết này, từ việc nhìn suốt cuộc đời Vương Quốc Duy, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vai trò của ông trong việc mở ra phong trào dùng quan niệm triết học, mĩ học, văn học phương Tây để phân tích tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, mở ra con đường nghiên cứu so sánh văn học Trung Quốc và phương Tây; mượn lời của Tiền Chung Thư là xem xét xem, Vương Quốc Duy đã “mượn ánh sáng của hàng xóm để chiếu rọi vào mình” như thế nào. 2. . Nội dung nghiên cứu Hội thông Đông Tây kim cổ Vương Quốc Duy thuộc thế hệ học giả Trung Quốc đầu tiên du học tại Nhật (tháng 12 năm 1900), trước cả anh em

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.