Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Dư Hoa

Từ nỗi ám ảnh về cái chết, tiểu thuyết Dư Hoa thể hiện rõ cảm thức hiện sinh. Trước cuộc đời phi lí và hư vô, nhân vật của ông là những bản thể cô đơn tuyệt đối nhưng luôn trân quý mạng sống của mình. Khi cái phi lí lên ngôi, sự hiện tồn của con người bị đe dọa nghiêm trọng, tiểu thuyết của Dư Hoa là tiếng kêu nhằm cứu lấy sự tôn nghiêm của con người và là nỗ lực lí giải căn nguyên của cái phi lí. Qua đó, ông thể hiện một niềm tin vào sức mạnh đến từ bản năng sinh tồn và tình yêu thương của con người. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 34-41 This paper is available online at DOI: CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT DƯ HOA Nguyễn Thị Hoài Thu Khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Từ nỗi ám ảnh về cái chết, tiểu thuyết Dư Hoa thể hiện rõ cảm thức hiện sinh. Trước cuộc đời phi lí và hư vô, nhân vật của ông là những bản thể cô đơn tuyệt đối nhưng luôn trân quý mạng sống của mình. Khi cái phi lí lên ngôi, sự hiện tồn của con người bị đe dọa nghiêm trọng, tiểu thuyết của Dư Hoa là tiếng kêu nhằm cứu lấy sự tôn nghiêm của con người và là nỗ lực lí giải căn nguyên của cái phi lí. Qua đó, ông thể hiện một niềm tin vào sức mạnh đến từ bản năng sinh tồn và tình yêu thương của con người. Từ khóa: Dư Hoa, văn học Trung Quốc, chủ nghĩa hiện sinh. 1. Mở đầu “Con người ta vì bản thân sự sống mà sống, chứ không phải vì bất cứ vật nào ngoài sự sống” [5;]. Trong “một thời đại mất Chúa” (Kierkegaard), đáp lại “lời kêu gọi của con người” chỉ là “sự im lặng của cuộc đời” (A. Camus), nhân vật thuộc thế giới nghệ thuật của Dư Hoa đã lấy hiện hữu làm cứu cánh cuối cùng, xem đó là mục đích cao cả nhất của đời người. Đây chính là quan niệm mang đậm màu sắc hiện sinh được thể hiện xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Trung Quốc độc đáo này. Trưởng thành trong phong trào tiểu thuyết Tiên phong những năm 80 của thế kỉ trước, Dư Hoa được biết đến bởi những cách tân quyết liệt trong kĩ thuật viết. Đặc biệt từ thập niên 1990 đến nay, nhà văn đã đạt được những thành tựu mới với những bộ tiểu thuyết dài hơi. Mấy năm gần đây, tên tuổi Dư Hoa bước đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Liên quan đến đề tài, Nguyễn Thị Hưởng với Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết "Huynh đệ" của Dư Hoa của [7], Nguyễn Thị Tịnh Thy với Trò chơi trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa [8] đã chỉ ra sự hỗn loạn, chết chóc như một đặc thù trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, các

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
463    18    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.