Khảo cứu lai lịch, cấu trúc và một số vấn đề văn bản của bộ sách Sài Sơn thi lục

Sài Sơn thi lục là bộ sách tập hợp những sáng tác thi phú về cảnh đẹp non nước Sài Sơn - chùa Thầy của nhiều tác giả nổi tiếng. Bộ sách được sưu tập và biên định bởi hai tác giả là Hòa thượng Như Tùng và Cử nhân Hoàng Thúc Hội vào thập niên 30 của thế kỉ XX. Bài viết sơ bộ khảo cứu về hiện trạng, lai lịch, cấu trúc, tác giả và đánh giá giá trị tư liệu của văn bản tác phẩm. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 62-67 This paper is available online at DOI: KHẢO CỨU LAI LỊCH, CẤU TRÚC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN CỦA BỘ SÁCH SÀI SƠN THI LỤC 1 1 Khoa Lư Nguyên Minh và 2 Phan Thanh Việt Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tóm tắt. Sài Sơn thi lục là bộ sách tập hợp những sáng tác thi phú về cảnh đẹp non nước Sài Sơn - chùa Thầy của nhiềutác giả nổi tiếng. Bộ sách được sưu tập và biên định bởi hai tác giả là Hòa thượng Như Tùng và Cử nhân Hoàng Thúc Hội vào thập niên 30 của thế kỉ XX. Bài viết sơ bộ khảo cứu về hiện trạng, lai lịch, cấu trúc, tác giả và đánh giá giá trị tư liệu của văn bản tác phẩm. Từ khóa: Sài Sơn thi lục, văn bản, cấu trúc, lai lịch. 1. Mở đầu ) ở Sài Sơn là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Chùa Thầy (Thiên Phúc tự Nam, được xây dựng dưới triều Lý, nằm ở chân núi Sài Sơn (Phật Tích) (An Nam chí lược của Lê Tắc đã ghi chép một số thông tin sơ lược về núi Phật Tích. Quyển thứ nhất, phần về núi non viết: “Núi Phật Tích: vì trên đá có dấu chân nên đặt tên là núi Phật Tích”.) thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì chùa Thiên Phúc được xây dựng vào tháng Mười hai niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ 4 đời Lý Thánh Tông (1057) [Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, kỉ nhà Lý - Lý Thánh Tông, trang 194], ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ có tên Hương Hải để tu hành của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh, một vị cao Tăng thời Lý (Theo Thiền uyển tập anh và Sài Sơn thực lục thì Thiền sư họ Từ, tên tục là Lộ, con quan Đô sát Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Ngọc Loan, quê ở làng An Lãng, huyện Vĩnh Thuận (nay là ngõ Chùa Nền, đường Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội). Di tích nền nhà còn lại của gia đình Thiền sư chính là chùa Nền (Đản Cơ tự) Hà Nội ngày nay. Chùa Thầy gắn liền với sự tích và cuộc đời của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Thiền sư sau khi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.