Dạy học văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học phổ thông theo quan điểm và phương pháp tích hợp

Bài viết phân tích những ví dụ cụ thể từ văn học trung đại Việt Nam để làm sáng tỏ tích hợp trong môn và tích hợp liên môn. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bài viết cho thấy sự kết hợp giữa khoa học cơ bản với lí luận và phương pháp dạy học, sự chú ý tới đặc thù của bộ phận văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. | Dạy học văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học phổ thông theo quan điểm và phương pháp HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 178-187 This paper is available online at DOI: DẠY HỌC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP Nguyễn Thị Diễm Kiều Trường Trung học Phổ thông Chuyên Nguyễn Thiện Thành, Trà Vinh Tóm tắt. Việc dạy học theo quan điểm và phương pháp tích hợp đã được thể hiện trong Chương trình, sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn hiện hành và sẽ còn được tiếp tục triển khai trong Chương trình, SGK Ngữ văn thời gian tới. Bài báo này đi sâu nghiên cứu quan điểm và phương pháp tích hợp trong dạy học văn học trung đại Việt Nam. Về quan điểm tích hợp, người viết làm rõ thêm cách hiểu tích hợp trên phương diện lí luận. Về phương pháp dạy học tích hợp, bài báo phân tích những ví dụ cụ thể từ văn học trung đại Việt Nam để làm sáng tỏ tích hợp trong môn và tích hợp liên môn. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bài báo cho thấy sự kết hợp giữa khoa học cơ bản với lí luận và phương pháp dạy học, sự chú ý tới đặc thù của bộ phận văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. Từ khóa: Văn học trung đại, quan điểm tích hợp, phương pháp tích hợp. 1. Mở đầu Theo quan điểm của nhà sư phạm Xaviers Roegiers: Tích hợp là một quan điểm lí luận dạy học, có nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập; nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh (HS) các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS các “suy luận theo kiểu khép kín”, những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người lĩnh hội được kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày. Từ đó ông nhấn mạnh sự cần thiết phải dạy học tích hợp trong nhà trường [1]. Dạy học theo quan điểm tích hợp đã được nghiên cứu và vận dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mĩ, Pháp, Trung .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.