Bài viết trình bày cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm cũng như thực hiện xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 89-99 This paper is available online at DOI: ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM Vũ Thị Hồng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là một trong những năng lực quan trọng có tác động trực tiếp lên chất lượng giáo viên sau này. Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng đầu ra nói riêng cũng như chất lượng đào tạo ngành sư phạm nói chung. Bài viết trình bày cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm cũng như thực hiện xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Từ khóa: Năng lực, phát triển nghề nghiệp, sinh viên sư phạm, tiêu chí, đánh giá. 1. Mở đầu Thách thức lớn nhất trong việc cải tiến chất lượng của hệ thống giáo dục là phải đảm bảo tất cả giáo viên đều được chuẩn bị tốt (Sylvia Chong, 2014) [11]. Các nghiên cứu có liên quan đều chỉ ra rằng giáo viên là nhân tố then chốt dẫn tới sự thành công của học sinh (Bransford, 2005; Harford, 2010; Sacilotto-Vasylenko, 2013) [8]. Haycock và Huang (2001) nhận định những người giáo viên giỏi nhất và hiệu quả nhất trong một nhà trường có tác động nhiều gấp 6 lần so với 1/3 số giáo viên còn lại [6]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực phát triển nghề nghiệp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thành công của giáo viên trong tương lai (Kontovourki và Campis, 2010; Rose 2011; Kathry Saynes, 2013) [7]. Do vậy, việc nghiên cứu năng lực phát triển nghề nghiệp cùng với các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp giáo viên là một phần không thể thiếu để đánh giá khả năng phát triển kiến thức, kĩ năng, giá trị, thái độ nghề nghiệp và các đặc điểm cá nhân khác .