Thực trạng phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bài viết đề cập đến thực trạng mức độ biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ và trường trung học phổ thông Lê Lợi, thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu trên 350 học sinh các khối lớp 10, 11, 12 cho thấy, phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở mức trung bình. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 107-112 This paper is available online at DOI: THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Thị Liên Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng mức độ biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ và trường trung học phổ thông Lê Lợi, thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu trên 350 học sinh các khối lớp 10, 11, 12 cho thấy, phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở mức trung bình. Trong các mặt biểu hiện của phẩm chất trách nhiệm, phẩm chất trách nhiệm đối với bản thân ở mức tốt nhất, tiếp đến là phẩm chất trách nhiệm đối với gia đình, thấp nhất là phẩm chất trách nhiệm đối với xã hội. Từ khóa: Phẩm chất, trách nhiệm, phẩm chất nhân cách, phẩm chất trách nhiệm, học sinh THPT. 1. Mở đầu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thâm nhập mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặt ra yêu cầu cho giáo dục Việt Nam sứ mạng đào tạo con người phát triển toàn diện, cung cấp cho xã hội một thế hệ người lao động có đầy đủ những phẩm chất và năng lực cốt lõi [8], phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc cũng như để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Những yêu cầu đó cho thấy rõ, việc tìm hiểu thực trạng phẩm chất nhân cách của học sinh trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đặc tính, phẩm chất nhân cách với tư cách là một cấu trúc tâm lí thống nhất và ổn định [4, 6]. Nghiên cứu gần đây của Đào Thị Oanh và cộng sự cho thấy, đánh giá của học sinh trung học phổ thông về trách nhiệm xã hội đạt mức trung bình; phần lớn các em học sinh trung học phổ thông hiện nay đã có tinh thần cố gắng thực hiện các nhiệm vụ với kết quả tốt nhất có thể như: có tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi tập thể

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.