Bài viết giới thiệu về mô hình quản lí sở hữu trí tuệ của Đại học bang Campinas (University of Campinas – Unicamp). Những năm qua, Unicamp áp dụng thành công các chính sách quản lí sở hữu trí tuệ (SHTT) mang tính đột phá, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT và chuyển giao công nghệ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 130-138 This paper is available online at DOI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ ĐẠI HỌC QUỐC GIA CAMPINAS, BRAZIN (UNICAMP) VỀ QUẢN LÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Phạm Thị Thuý Hằng và Nguyễn Thanh Hùng Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt. Bài viết giới thiệu về mô hình quản lí sở hữu trí tuệ của Đại học bang Campinas (University of Campinas – Unicamp). Những năm qua, Unicamp áp dụng thành công các chính sách quản lí sở hữu trí tuệ (SHTT) mang tính đột phá, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT và chuyển giao công nghệ. Các chính sách tập trung khai thác yếu tố quyền sở hữu trí tuệ để đưa thành quả nghiên cứu vào đời sống, thúc đẩy sáng tạo như: thành lập bộ phận chuyên trách chuyển giao công nghệ; chú trọng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp; cách thức phân chia lợi nhuận – kích thích sáng tạo với đòn bẩy tài chính là bài học từ đại học Campinas. Việc nghiên cứu mô hình quản lí SHTT ở Unicamp cũng là cơ sở đối chiếu và đề xuất chính sách phù hợp áp dụng trong quản lí hoạt động sở hữu trí tuệ cho các trường đại học (ĐH) Việt Nam. Từ khóa: Sở hữu trí tuệ, quản lí sở hữu trí tuệ, quản lí sở hữu trí tuệ trong trường đại học. 1. Mở đầu Nghiên cứu về vấn đề quản lí sở hữu trí tuệ (SHTT) trong trường đại học (ĐH) đã được quan tâm chú trọng tại nhiều nước trên thế giới, trong khuynh hướng này có thể nhấn mạnh các nghiên cứu, khảo cứu tiêu biểu như: Nanyaro (2000); Graham & Archer (2002); Giorgio (2006); Hua Guo (2007); Nelsen (2009); Fernandez (2010); Wang (2012); Sabrina, Valeria, Aurora, Henrique (2013). Trong đó, các nghiên cứu liên quan đến quản lí SHTT trong trường ĐH tại Brazil như: Giorgio (2006) đề cập đến mô hình chuyển giao công nghệ (CGCN) của ĐH Quốc gia Campinas (University of Campinas – Unicamp); nhóm tác giả Sabrina, Valeria, Aurora, Henrique (2013) công bố kết quả nghiên cứu