Chúng tôi sử dụng mô phỏng động lực học phân tử (ĐLHPT) để nghiên cứu các hiện tượng động học trong hệ SiO2 lỏng. Các hiện tượng động học được phân tích thông qua cơ chế chuyển đổi giữa các ô phối trí SiOx->SiOx+-1 và OSiy->OSiy+-1. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các chuyển đổi chỉ xảy ra thường xuyên với một vài ô phối trí và có mối tương quan với nhau. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 74-79 This paper is available online at DOI: NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG ĐỘNG HỌC TRONG HỆ SiO2 BẰNG MÔ PHỎNG ĐỘNG LỰC HỌC PHÂN TỬ Luyện Thị San Viện Vật lí Kĩ thuật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt. Chúng tôi sử dụng mô phỏng động lực học phân tử (ĐLHPT) để nghiên cứu các hiện tượng động học trong hệ SiO2 lỏng. Các hiện tượng động học được phân tích thông qua cơ chế chuyển đổi giữa các ô phối trí SiOx SiOx 1 và OSiy OSiy 1. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các chuyển đổi chỉ xảy ra thường xuyên với một vài ô phối trí và có mối tương quan với nhau. Quá trình phá vỡ và hồi phục của các liên kết xảy ra không đồng nhất trong không gian. Sự xuất hiện các đám không chuyển đổi là nguyên nhân gây ra hiện tượng thuyên giảm động học khi nhiệt độ của hệ tiến gần tới nhiệt độ chuyển pha Tg. Từ khóa: Mô phỏng động lực học phân tử, ô phối trí, hệ SiO2 lỏng, thuyên giảm động học. 1. Mở đầu Các chất lỏng có cấu trúc mạng khi được làm lạnh nhanh xuống dưới nhiệt độ nóng chảy sẽ hình thành trạng thái thái vô định hình ở nhiệt độ Tg gọi là nhiệt độ chuyển pha. Càng gần tới nhiệt độ chuyển pha, động học của các chất lỏng này bị thuyên giảm đột ngột trong khi phạm vi nhiệt độ rất nhỏ [1-3] trong khi cấu trúc của vật liệu chỉ có những thay đổi rất nhỏ. Cơ chế gây ra hiện tượng thuyên giảm động học vẫn chưa được làm rõ. Quan sát chuyển động của các hạt keo chỉ ra rằng càng gần tới nhiệt độ chuyển pha, chuyển động của các hạt dường như có mối tương quan với nhau và các hạt keo linh động không di chuyển theo cùng hướng. Tồn tại các vùng tự sắp xếp gồm các hạt keo linh động [4]. Các nghiên cứu mô phỏng gần đây cho các hệ Lennard –Jones đã tìm thấy các bằng chứng cho hiện tượng không đồng nhất động học [5, 6]. Sử dụng trực quan hóa, các công trình [7, 8] đã quan sát thấy tập hợp các nguyên tử linh động và không linh động nhất và chúng có xu hướng kết cụm trong .