Bài viết nghiên cứu bước đầu về kiến (Hymenoptera: Formicidae) ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây bắc Việt Nam trong năm 2017. Nhóm nghiên cứu đã xác định có ba loài kiến là kiến đen (Formica fusa Linnaeus, 1758), kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857) và kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fabricius, 1775). | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 117-124 This paper is available online at DOI: BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KIẾN (HYMENOPTERA: FORMICIDAE) MÓN ĂN ĐẶC SẢN TRUYỀN THỐNG Ở CAO NGUYÊN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA Vũ Quang Mạnh1,2, Hà Trà My1, Hà Hồng Phượng3, SonexayRasphone4 và Sakkouna Phommavongsa5 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 3 Trường THCS Mộc Lỵ, Mộc Châu tỉnh Sơn La 4 Trường Đại học Savannakhet, 5Trường THPT Nong Bon, Viêng Chăn, nước CHDCND Lào 1 2 Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu bước đầu về kiến (Hymenoptera: Formicidae) ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây bắc Việt Nam trong năm 2017. Nhóm nghiên cứu đã xác định có ba loài kiến là kiến đen (Formica fusa Linnaeus, 1758), kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857) và kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fabricius, 1775). Trứng của chúng đã được đồng bào dân tộc Thái bản địa khai thác sử dụng làm món ăn đặc sản và bổ dưỡng. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu về đặc điểm hình thái phân loại, sinh học sinh thái và phân bố, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của ba nhóm kiến trên. Vấn đề giá trị dinh dưỡng, định hướng khai thác và bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên kiến ở vùng nghiên cứu cũng được bàn luận trong báo cáo. Từ khoá: Kiến, Formica fusa, Polyrhachis dives, Oecophylla smaragdina, món ăn truyền thống, dân tộc Thái. 1. Mở đầu Côn trùng (Insecta) là lớp động vật có số loài nhiều nhất trong giới Động vật. Chúng phân bố ở mọi sinh cảnh và tham gia tích cực vào các quá trình sinh học của hệ sinh thái tự nhiên và nhân tác toàn cầu. Nhiều nhóm côn trùng có môi trường sống là hệ sinh thái đất và các sinh cảnh liên quan. Côn trùng đất, đặc biệt là nhóm kiến sống tập đoàn, có đóng góp quan trọng và tham gia tích cực vào các chu trình luân chuyển vật chất. Kiến thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera), chúng là loài côn trùng xã hội với các tập tính sống .