Hình tượng nhân vật bị chấn thương chiếm vai trò quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Murakami. Những con người cô độc trong một thế giới bất toàn, bơ vơ kiếm tìm giá trị bản thể, một số tuyệt vọng tìm đến cái chết để giải thoát nhưng nhiều người vẫn luôn nỗ lực tìm mọi cách để vượt lên. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 63-73 This paper is available online at DOI: KIỂU NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HARUKI MURAKAMI Đặng Phương Thảo Trường Trung học phổ thông Hồng Bàng, Hải Phòng Tóm tắt. Hình tượng nhân vật bị chấn thương chiếm vai trò quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Murakami. Những con người cô độc trong một thế giới bất toàn, bơ vơ kiếm tìm giá trị bản thể, một số tuyệt vọng tìm đến cái chết để giải thoát nhưng nhiều người vẫn luôn nỗ lực tìm mọi cách để vượt lên. Qua ba cuốn tiểu thuyết tiêu biểu: Rừng Na Uy, Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, kiểu nhân vật chấn thương của Murakami đã thể hiện mang đến những cảm thức của thời đại mới: Sự hoang mang của con người trước những biến đổi kinh hoàng của thời đại công nghệ . Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn gom nhặt từng chút mảnh vỡ tâm hồn, xây dựng thành điểm tựa tinh thần để tiếp tục vươn lên. Từ khóa: Haruki Murakami, tự sự, kiểu nhân vật chấn thương, Rừng Nauy, Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển. 1. Mở đầu “Chấn thương” (Trauma) vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (τραῦμα). Ngoài vết thương sinh lí, trauma còn được dùng để nói về thương tổn tâm lí: “Chấn thương (thuộc về) tâm lí là một loại tổn thương tinh thần xảy ra như kết quả của một sự kiện đau buồn. Khi chấn thương dẫn đến những rối loạn căng thẳng sau đó, thiệt hại có thể liên quan đến những thay đổi về thể chất và hóa học trong não, làm thay đổi phản ứng của người đó đối với những căng thẳng trong tương lai” [11]. Trong văn học, khái niệm này được dùng để miêu tả “Một trạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu trong cuộc đời của những cá nhân nhất định”, “chúng xuất hiện như thể một chuỗi những sự kiện đau khổ mà người ta bị phụ thuộc vào và điều này hoàn toàn nằm bên ngoài mong muốn hay khả năng kiểm soát của người ta” [1;]. Lí thuyết về văn học .