Tước vị là một tiêu chí để phân biệt đẳng cấp quan lại và người hoàng tộc, nhà Lê Sơ dựa trên tiêu chí “thân - sơ” của huyết thống hay nhiều - ít của công lao để ban phong và đặt ra những định chế nghiêm ngặt trong việc phong tặng. Một trong những chức năng của Lại Bộ là xem xét việc phong tước - điều này được Phan Huy Chú khẳng định trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, đây có thể xem là một trong những căn cứ chính để các nhà nghiên cứu sau Phan Huy Chú cũng như sử gia đương đại tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của Bộ Lại. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 111-119 This paper is available online at DOI: ĐỊNH CHẾ TƯỚC PHONG THỜI LÊ SƠ VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ LẠI TRONG VIỆC BAN PHONG TƯỚC VỊ Phạm Hoàng Mạnh Hà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Tóm tắt. Tước vị là một tiêu chí để phân biệt đẳng cấp quan lại và người hoàng tộc, nhà Lê Sơ dựa trên tiêu chí “thân - sơ” của huyết thống hay nhiều - ít của công lao để ban phong và đặt ra những định chế nghiêm ngặt trong việc phong tặng. Một trong những chức năng của Lại Bộ là xem xét việc phong tước - điều này được Phan Huy Chú khẳng định trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, đây có thể xem là một trong những căn cứ chính để các nhà nghiên cứu sau Phan Huy Chú cũng như sử gia đương đại tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của Bộ Lại. Tuy nhiên, căn cứ vào các hoạt động của Lại Bộ thời kì này, chúng tôi nhận thấy Bộ Lại thực chất chỉ là tổ chức thi hành việc ban phong tước vị mà vua Lê là đối tượng trực tiếp ban hành. Đặc biệt là từ năm 1470 trở về sau, định chế phong tước đã trở thành một trong những nội dung thuộc “luật nội bộ” của Hoàng triều. Từ khóa: Tước vị, Lại Bộ, thời Lê Sơ. 1. Mở đầu Tước phong và việc ban phong tước vị là một trong những đặc trưng, phản ánh yếu tố “quân chủ” của các triều đại Việt Nam trong lịch sử. Chủ đề này ít nhiều đã được tiếp cận và giải mã dưới một số góc độ, điển hình là các nghiên cứu sau đây: Sử học bị khảo là một trong hai công trình sử học tiêu biểu của Đặng Xuân Bảng, khảo cứu về ba vấn đề: Thiên văn, Địa lí, và Quan chế. Quan chế được đề cập ở Quyển 4 [1; ], tác giả tiếp cận và làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến quan chế từ thời Đinh tới “bản triều” (tức triều Nguyễn). Phần quan chế đời Lê tập trung vào các chức quan, nhân sự của các Bộ: Lại, Hộ, Lễ, Công cùng “lục khoa”, các cơ quan Ngự sử đài, Thông chính ty, “lục tự”, Hàn lâm viện, Thái y viện, Quốc tử giám, Tư thiên giám, Trung thư giám, Cung, Phủ từ khi Lê