Nghiên cứu này sẽ tính toán theo các phương pháp tính trọng số khác nhau, từ đó so sánh và lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn. Mời các bạn cùng tìm hiểu về bài viết để nắm rõ hơn về chi tiết nội dung. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn Cấn Thu Văn1,*, Nguyễn Thanh Sơn2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường , 236B, Lê Văn Sỹ, P1, Q. Tân Bình, 2 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 12 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 12 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 01 năm 2015 Tóm tắt: Các công thức được sử dụng để tính toán các thành phần, tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp trong [1-3] là phép cộng tuyến tính (tổng các thành phần nhân với trọng số của nó). Độ chính xác của các thành phần, tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp không chỉ phụ thuộc vào độ chính xác của giá trị biến mà còn phụ thuộc nhiều vào giá trị trọng số của nó. Vì thế, lựa chọn và áp dụng phương pháp tính trọng số phù hợp sẽ làm tăng độ chính xác chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt. Nghiên cứu này sẽ tính toán theo các phương pháp tính trọng số khác nhau, từ đó so sánh và lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn. Từ khóa: Dễ bị tổn thương, Lũ lụt, Vu Gia-Thu Bồn. 1. Mở đầu∗ áp dụng vào thực tế và là công cụ hữu hiệu hỗ trợ trong công tác quản lý, quy hoạch và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt. Thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng đã, đang và sẽ là những mối nguy hại rất lớn đối với đời sống, kinh tế, xã hội của người dân sống ở những triền sông. Ngày nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu thì lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều về tần xuất xuất hiện, càng mạnh mẽ về quy mô và độ lớn và đặc biệt di chứng mà lũ lụt để lại là vô cùng khốc liệt. Các biện pháp quản lý lũ lớn, quy hoạch phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt đang được chú trọng nghiên cứu. Trong đó hướng nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt đã cho thấy khả năng Đánh giá tính