Nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật Real-time PCR phát hiện mất đoạn AZF ở 30 bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trùng. 30 mẫu máu ngoại vi được chiết tách ADN, kỹ thuật Real-time PCR sử dụng 21 trình tự đích để phát hiện mất đoạn nhỏ thuộc vùng AZFabcd. bài viết. | Khoa học Y - Dược Ứng dụng kỹ thuật Real-time PCR phát hiện mất đoạn AZF ở bệnh nhân vô sinh nam không có tinh trùng Lương Thị Lan Anh*, Hoàng Thu Lan Trường Đại học Y Hà Nội Ngày nhận bài 9/10/2018; ngày chuyển phản biện 12/10/2018; ngày nhận phản biện 15/11/2018; ngày chấp nhận đăng 19/11/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật Real-time PCR phát hiện mất đoạn AZF ở 30 bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trùng. 30 mẫu máu ngoại vi được chiết tách ADN, kỹ thuật Real-time PCR sử dụng 21 trình tự đích để phát hiện mất đoạn nhỏ thuộc vùng AZFabcd, bao gồm 6 cặp mồi vùng AZFa (sY84, sY86, sY82, sY1064, sY1065, sY88), 6 cặp mồi vùng AZFb/d (sY127, sY134, sY105, sY121, sY143, sY153), 7 cặp mồi vùng AZFc (sY254, sY255, sY1191, sY1192, sY1196, sY1291, sY160) và 2 nội kiểm ZFY/X, SRY. Kết quả phân tích có đối chứng với kỹ thuật multiplex PCR phát hiện 8 vị trí cơ bản (sY84, sY86, sY127, sY134, sY254, sY255, sY153, PB2) và điện di mao quản (xác định AZF mở rộng - 10 trình tự mở rộng): 4 cặp mồi vùng AZFa (sY82, sY83, sY88, sY1065), 3 cặp mồi vùng AZFb (sY105, sY121, sY1192), 3 cặp mồi vùng AZFc (sY1191, sY1291, sY160) và 2 nội kiểm ZFY/X, SRY. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 40% (12/30) các trường hợp mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể (NST) Y ở các bệnh nhân nam không có tinh trùng. Mất đoạn vùng AZF cơ bản có 2/12 bệnh nhân (16,7%), mất đoạn vùng AZF mở rộng có 10/12 bệnh nhân (83,3%). Mất đoạn vùng cơ bản có kèm theo các vị trí mở rộng (sY1192, sY1191, sY1291, sY160). Tại các vị trí mở rộng, chủ yếu gặp các mất đoạn sY1291, sY1191 (AZFc) và sY1192 (AZFb). Từ khóa: AZF, Real-time PCR. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Năm 1976, Tiepolo và Zuffardi nghiên cứu nam giới vô sinh bằng việc phân tích băng NST đã phát hiện 6 người có mất đoạn ở vị trí Yq11 và tác giả đã đưa ra khái niệm về đoạn AZF trên NST Y có liên quan tới sản sinh tinh trùng [1]. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa xác định được các locus của đoạn AZF và các nghiên cứu còn khá hạn chế. Năm 1992, .