Lượng giá lợi ích kép của các hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Việt Nam

Để góp phần làm rõ tiềm năng lợi ích kép của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam, bài báo này tiến hành xác định và lượng hóa các giá trị lợi ích kép (trong đó tập trung vào các lợi ích về môi trường) của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong quản lý chất thải (bao gồm nước thải và chất thải rắn). | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI LƯỢNG GIÁ LỢI ÍCH KÉP CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở VIỆT NAM TS. Đỗ Nam Thắng - Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường iếp cận lợi ích kép (cobenefits) giúp chứng minh cho sự cần thiết thực hiện giảm nhẹ biến đổi khí hậu (BĐKH). Tiếp cận lợi ích kép trong các giải pháp ứng phó với BĐKH là vấn đề khá mới, không chỉ với Việt Nam mà còn là chủ đề đang được các nước tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Để góp phần làm rõ tiềm năng lợi ích kép của các giải pháp giảm nhẹ BĐKH ở Việt Nam, bài báo này tiến hành xác định và lượng hóa các giá trị lợi ích kép (trong đó tập trung vào các lợi ích về môi trường) của các giải pháp giảm nhẹ BĐKH trong quản lý chất thải (bao gồm nước thải và chất thải rắn). Kết quả cho thấy lợi ích kép tiềm năng của các giải pháp giảm nhẹ BĐKH thông qua quản lý chất thải được ước tính vào khoảng tỷ đồng, trong đó các lợi ích về môi trường chiếm 31%, các lợi ích về kinh tế (tiết kiệm năng lượng, phân bón, doanh thu (thu du lịch) chiếm 66%, và lợi ích doanh thu bán chứng chỉ giảm phát thải chiếm 3%. T 1. Đặt vấn đề Lợi ích kép của một giải pháp giảm nhẹ BĐKH có thể được hiểu là các lợi ích khác về kinh tế, xã hội và môi trường thu được bên cạnh các lợi ích về BĐKH [1]. Cách tiếp cận lợi ích kép ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm nhằm xác định lợi ích tổng hợp của các phương án ứng phó với BĐKH và xác định lộ trình thực hiện các phương án này tối ưu nhất. Hiện nay, một số quốc gia trong khu vực châu Á đã bước đầu tiếp cận với lợi ích kép trong việc đánh giá các chính sách về ứng phó với BĐKH. Việt Nam là một trong những quốc gia đã tham gia tích cực các diễn đàn khu vực và trên thế giới về BĐKH. Tuy nhiên, tiếp cận lợi ích kép trong các giải pháp ứng phó với BĐKH vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về cách tiếp cận lợi ích kép, đặc biệt là lợi ích kép về môi trường, cũng như áp dụng cách tiếp cận này trong quá trình hoạch định chính .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
72    99    3    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.