Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong huy động, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu và giải pháp của Việt Nam

Bài viết nêu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề này, nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính cho biến đổi khí hậu tại Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị, gợi ý tăng khả năng huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính cho biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong thời gian tới. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM . Trần Hồng Thái - Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia . Hoàng Văn Hoan - Học viện Chính trị Khu vực I ThS. Mai Kim Liên - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu ThS. Phạm Thị Thu Hương - Cục Quản lý Tài nguyên nước Trần Đức Anh - Trường Đại học St. Thomas iến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại và Việt Nam trong thế kỉ 21. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, ngân sách và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vậy đâu là giải pháp nhằm giảm gánh nặng ngân sách và tăng cường hiệu quả công tác ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Bài viết nêu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề này, nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính cho BĐKH tại Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị, gợi ý tăng khả năng huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính cho BĐKH tại Việt Nam trong thời gian tới. B 1. BĐKH đang nổi lên như một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21. Nhiệt độ trung bình toàn cầu, thước đo phổ biến nhất hiện nay về thực trạng khí hậu toàn cầu, đã cho thấy xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu. Trong 100 năm qua (1906-2005) khí hậu toàn cầu đã tăng 0,70C (UNDP 2008, tr. 34). Nhiệt độ toàn cầu tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng băng tan tại các cực khiến cho mức nước biển dâng (MNBD). Các nghiên cứu về số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy MNBD trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 với tốc độ 1,8 + -0,5mm/năm (MONRE 2012, tr. 5). MNBD đã và đang gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Theo Stern (2006) BĐKH sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số chịu ảnh hưởng của nạn đói chiếm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    277    3    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.